Chăm sóc cho một học sinh điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Chăm sóc cho một học sinh điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Học sinh sinh viên được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% Em N.T.N.A, ở ấp 4 xã tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM, bị nhiễm khuẩn huyết phải điều trị hơn 1 tháng tại bệnh viện, được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hơn 83 triệu đồng. Tương tự em V.T.P, học ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (phường Bình Trưng Đông, quận 2, TPHCM) được chẩn đoán bị bệnh nan y, phải điều trị hơn 2 tháng tại Bệnh viện quận 2 và được BHYT chi trả gần 80 triệu đồng.

 

Trong năm 2009, rất nhiều trường hợp HSSV trên địa bàn TPHCM tham gia BHYT được thanh toán số tiền khám chữa bệnh với kinh phí cấp. Theo một số phụ huynh có con em bị bệnh nặng và được BHYT thanh toán số tiền gần 100 triệu đồng thì việc tham gia BHYT đã giúp gia đình của họ thoát khỏi gánh nặng tài chính khi con cái bị bệnh tật đột xuất.

Theo ông Đỗ Quang Khánh, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM, từ khi Luật BHYT đi vào cuộc sống và trở thành quy định bắt buộc đối với HSSV từ tháng 1-2010, chính sách này đã phát huy tác dụng, được xã hội quan tâm hơn. Kết quả, trong năm học 2009-  2010 (trừ 2 tháng 11 và 12 tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện), toàn TPHCM có trên 1,2 triệu HSSV tham gia với tỷ lệ 81,75%, đạt trên 174 tỷ đồng. Trong số này, 90% nguồn thu để lập Quỹ khám chữa bệnh BHYT, còn lại lập quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu - y tế học đường. Điều đáng nói là tỷ lệ học sinh ở bậc tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tham gia cao hơn khối các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.

Theo quy định, HSSV chỉ đóng BHYT ở mức thấp, bằng 3% mức lương tối thiểu. Điểm mới khuyến khích HSSV tham gia rộng rãi chính là trong tổng mức đóng, đối tượng chỉ đóng 70%, còn 30% được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Phạm vi BHYT bao gồm: Chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú, tai nạn giao thông.

Các trường có trách nhiệm thu

Quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) bằng BHYT: HSSV được thanh toán 100% chi phí KCB khi tổng chi phí một lần KCB thấp hơn 15% mức lương tối thiểu hiện hành hoặc KCB tại tuyến phường xã. Trong trường hợp KCB không đúng tuyến đăng ký ban đầu và đến những bệnh viện công lập thì được hưởng mức thanh toán 70% chi phí KCB tại các bệnh viện hạng 3, 50% khi KCB tại bệnh viện hạng 2 và 30% tại bệnh viện hạng 1. Đây là quy định mới tạo điều kiện cho HSSV tham gia được quyền lựa chọn nơi KCB mà không phụ thuộc vào nơi đăng ký ban đầu.

Theo Nghị định 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT thì trách nhiệm thu BHYT đã được giao về các trường. Vì thế để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho HSSV được liên tục và công tác thu BHYT thuận lợi, các trường nên xem đây là nhiệm vụ quan trọng và thống nhất đưa các khoản thu BHYT vào nội dung các khoản thu ngay từ đầu năm. Ông Đỗ Quang Khánh, Phó Giám đốc BHXH TPHCM, cho rằng việc tuyên truyền và hướng dẫn để mọi đối tượng HSSV và phụ huynh hiểu rõ quyền lợi khi tham gia BHYT rất cần thiết.

* Trong năm học 2010 - 2011, mức đóng BHYT đối với HSSV là 282.800 đồng/12 tháng, trong đó HSSV phải đóng 184.000 đồng và ngân sách nhà nước hỗ trợ 78.800 đồng.

* Đối với HSSV thuộc diện cận nghèo tại TPHCM, được mua BHYT theo diện cận nghèo tại địa phương. Riêng HSSV diện cận nghèo ở các tỉnh, TP khác nếu chưa mua BHYT tại địa phương thì mức tự đóng là 131.400 đồng, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ phần còn lại.

* Đối với HSSV có thẻ BHYT bắt buộc thuộc nhóm đối tượng khác: lưu học sinh, thân nhân của các đối tượng theo pháp luật về sĩ quan quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân và cơ yếu; HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo… đã được cấp thẻ BHYT bắt buộc theo quy định của Chính phủ thì nhà trường lập danh sách riêng (kèm theo bản photocopy thẻ BHYT còn giá trị) và tính chung vào tỷ lệ tham gia của nhà trường để được cấp kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu.

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ LĐ-TB-XH xã Thanh Hối hướng dẫn, giúp đỡ nạn nhân CĐDC lập hồ sơ đề nghị được hưởng trợ cấp theo quy định

Nguy cơ tái bùng phát dịch cúm

Lại thêm một trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 vừa tử vong sau một thời gian dịch bệnh này tạm lắng. Đó cũng là lời cảnh tỉnh cho ngành y tế và cộng đồng trước sự lơ là phòng chống suốt thời gian qua. Cùng với đó, dịch cúm A/H5N1 khiến một trẻ tử vong trong tháng 3 vừa qua cũng có dấu hiệu quay trở lại. Đáng ngại hơn khi hàng trăm địa điểm buôn bán, giết mổ gia cầm tươi sống vẫn xuất hiện tràn lan.

TPHCM phát hiện heo dương tính với virus tai xanh

Theo báo cáo gửi UBND TPHCM của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, TPHCM đã phát hiện ra những trường hợp heo dương tính với virus tai xanh đầu tiên.

Để cuộc vui không hóa buồn

Uống rượu thường xuyên sẽ thành thói quen khó từ bỏ. Uống rượu đến mức lệ thuộc vào rượu, say xỉn, mất tự chủ và lý trí có thể khiến ai đó giết người vì rối loạn tâm thần, nhân cách.

Bữa cơm gia đình kết nối giữa cha mẹ và con cái

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện tại Đại học điều dưỡng Minnesota (Mỹ), trong bối cảnh cha mẹ ngày càng có ít thời gian dành cho con cái hơn do công việc bận rộn, thì ngồi bên nhau trong bữa ăn tối là cách hiệu quả để tránh tình trạng các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái giảm sút.

Tiền Giang: Sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng

Theo sở Y tế Tiền Giang, trong hai tuần qua bệnh sốt xuất huyết tiếp tục tăng cao. Bệnh đã xảy ra hầu hết các địa phương trong tỉnh, nhiều nhất là huyện Cai Lậy (715 ca), Châu Thành (432 ca), Cái Bè (295 ca), TP. Mỹ Tho (272 ca)…, nâng tổng số đến nay toàn tỉnh có 2.400 ca sốt xuất huyết, một trường hợp tử vong.

Công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công tác Phòng chống suy dinh dưỡng, tỉnh ta đã tăng cường công tác giám sát việc triển khai chương trình suy dinh dưỡng (SDD ) ở cơ sở; chú trọng thay đổi thái độ, hành vi của các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ. Mục tiêu chươngtrình đặt ra là: Giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân từ 24,3% xuống còn 23%; và giảm tỷ lêj SDD thể thấp còi từ 31,6% xuống còn 30,6% năm 2010

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục