Các loại thuốc có tính chất kích thích có thể giúp tăng cường sự chú ý của trẻ đồng thời kiểm soát sự hiếu động thái quá và các hành vi bốc đồng.

 



Các loại thuốc

 

Các loại thuốc có tính chất kích thích có thể giúp tăng cường sự chú ý của trẻ đồng thời kiểm soát sự hiếu động thái quá và các hành vi bốc đồng.

 

Nghiên cứu cho thấy những thuốc này hiệu quả trên 70-80% bệnh nhân mặc dù chúng gây ra 1 số tác dụng phụ không mong muốn.

 

 Những loại thuốc không có tính chất kích thích cũng là một lựa chọn cho 1 số trẻ.

 

Liệu pháp hành vi

 

Các liệu pháp hành vi sẽ giúp trẻ bị tăng động giảm chú ý học được cách chấp nhận thất vọng và xây dựng sự tự tin. Nó cũng cung cấp cho bệnh nhân những chiến lược đạt được mục tiêu.

 

Một liệu pháp đặc biệt là luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ cải thiện được các hành vi của mình.

 

Nghiên cứu cho thấy điều trị lâu dài bằng cách kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là chỉ dùng thuốc.

 

Giáo dục đặc biệt

 

Hầu hết trẻ bị tăng động giảm chú ý được học ở những lớp bình thường nhưng thực tế thì chúng cần được học trong những môi trường được thiết kế riêng cho nhóm trẻ này.

 

Giáo dục đặc biệt là một loại học tập mà được thiết kế cho những nhu cầu đặc biệt của trẻ rối loạn hành vi và tàn tật. Lưu ý không phải tất cả mọi trẻ mắc tăng động giảm chú ý đều cần 1 nền giáo dục đặc biệt.

 

Được điều trị, chứng tăng động giảm chú ý sẽ được cải thiện ở đa số trẻ mắc bệnh. Những trẻ này vẫn cần tiếp tục được theo dõi trong quá trình lớn lên vì ở nhiều trẻ, 1 rối loạn nào đó vẫn phát triển.

 

Hơn 1 nửa số bệnh nhân sẽ tiếp tục có biểu hiện của tăng động giảm chú ý khi trưởng thành.

Tuân thủ nếp sinh hoạt

 

Các bậc cha mẹ nên cho trẻ một định hướng rõ ràng thông qua thiết lập các nếp sinh hoạt. Thiết lập 1 lịch sinh hoạt để nhắc nhở trẻ những việc gì cần làm và làm trong thời gian bao lâu. Điều này sẽ giúp trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể hoàn thành nhiệm vụ.

 

Lịch sinh hoạt cần làm chi tiết cả việc đi lại, ăn uống, chơi đùa, làm bài tập, làm các công việc nhà, các hoạt động và giờ ngủ.

 

Chế độ dinh dưỡng

 

Nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của tăng động giảm chú ý hiện rất đa dạng nhưng các chuyên gia sức khỏe tin rằng thực phẩm tốt cho não sẽ giúp giảm chứng bệnh ADHD.

 

Các thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu đỗ và các loại hạt họ lạc… sẽ giúp cải thiện sự tập trung. Các loại chất xơ phức hợp như lê, ngũ cốc nguyên cám cũng rất hữu ích.

 

Hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa trước khi quyết định 1 chế độ dinh dưỡng mới cho trẻ.

 

Giảm thời lượng xem truyền hình

 

Mối liên quan giữa truyền hình và ADHD không rõ ràng nhưng Viện Nhi khoa Mỹ khuyên rằng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc.

 

Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì không nên cho cho xem quá 2 tiếng/ngày.

 

Để giúp trẻ phát triển các kỹ năng tập trung, nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như chơi game, xếp hình, giải câu đố và đọc truyện.
 

Phòng ngừa

 

Không có một cách nào đảm bảo phòng chứng tăng động giảm chú ý sẽ tránh xa trẻ nhưng bạn có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc ADHD ngay từ giai đoạn trong bụng mẹ bằng cách giữ gìn sức khỏe trong suốt thời gian mang thai. Đó là tránh xa chất cồn, các loại thuốc và thuốc lá trong giai đoạn bầu bí.

 

Con của những bà mẹ hút thuốc trong suốt quá trình mang thai sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc tăng động giảm chú ý.

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục