Tập thể dục có lợi cho cơ thể và tâm trí, từ giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đến giúp cải thiện trí nhớ, nhưng ít ai chú ý đến linh hoạt, mềm dẻo, vốn không chỉ giúp đạt “phom” chuẩn, giảm chấn thương mà còn ngừa nhiều bệnh tật nghiêm trọng.

.



“Sự dẻo dai, linh hoạt là lợi ích thứ 3 của luyện tập, bên cạnh điều hòa tim mạch và sức bền”, David Geier, Giám đốc y tế thể thao, ĐH Y Nam Carolina (Charleston) và là người phát ngôn của Hiệp hội Chỉnh hình Mỹ, Hội Y học thể thao, cho biết.

 

Tập luyện tạo ra sự dẻo dai ra sao?

 

Khi bạn căng một cơ bắp, gân, sợi cơ gắn với xương cũng sẽ được kéo giãn. “Càng kéo dài thời sợi cơ này thì kích thước của cơ bắp càng lớn”, ông Geier cho biết. Điều này cũng có nghĩa là một cơ bắp linh hoạt hơn sẽ có tiềm năng trở thành một cơ mạnh mẽ hơn.

 

Đổi lại, việc tạo ra các sợi cơ mạnh có thể thúc đẩy sự trao đổi chất và mức độ tập luyện. Các cơ dẻo dai cũng sẽ làm cho các hoạt động hằng ngày trở nên dễ dàng hơn và giảm được nguy cơ chấn thương nhất định.

 

Các hoạt động thông thường như gõ máy tính có thể gây co rút một số cơ bắp. Cùng với sự mất đàn hồi tự nhiên của cơ bắp do tuổi tác, nó có thể gây ra những cử động nhanh và nguy hiểm (chẳng hạn như bắt 1 ly nước đang rơi khỏi bàn) khiến cơ bị kéo giãn vượt quá biên độ cho phép và hậu quả là gây ra 1 cơn đau thoáng qua hay kéo dài.

 

“Vậy nên nếu tập aerobic, hoạt động giúp các cơ trở nên dẻo dai, thì cơ thể sẽ dễ dàng ứng phó với những căng thẳng về thể chất”, ông Margot Miller, một nhà vật lý trị liệu và là phát ngôn viên cho Hiệp hội Vật lý trị liệu người Mỹ, cho biết.

 

Hơn nữa, sự kéo giãn cơ bắp giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp tăng lưu lượng máu đến cơ bắ từ đó bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.

 

Sự dẻo dai của cơ bắp còn được chứng minh là ít dẫn tới các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu năm 2009 đăng tải trên “Tạp chí Sinh lý học” chỉ ra rằng những người từ 40 tuổi trở lên có thể hoàn thành tốt bài tập ngồi gập người, tận dụng tối đa sự dẻo dai của cơ thể sẽ ít bị xơ cứng thành động mạch, 1 dấu hiệu cho thấy nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

 

Duy trì sự dẻo dai như thế nào?

 

Trước hết, bạn cần gì để có được sự dẻo dai? Thực sự là không quá nhiều như bạn nghĩ đâu. Nguyên tắc chung đầu tiên là bạn cần có sự linh hoạt trong ứng xử với lối sống bản năng.

 

Hãy bắt đầu 10 phút tập luyện mỗi ngày, tập trung vào các nhóm cơ chính như phần trên cơ thể (cánh tay, vai, cổ), lưng, phần dưới cơ thể (bắp đùi, bắp chân, mắt cá chân).

 

Sau đó, tùy thuộc vào thời gian bạn có, tập trung căng cơ cho 1 số khu vực mà bạn thấy dễ bị tổn thương nhất. Chẳng hạn nếu như bạn là nhân viên văn phòng thì bạn sẽ muốn cơ lưng và vai được tăng cường. Nếu bạn là người nội trợ, bạn sẽ cần sức mạnh ở cơ chân và cánh tay.

 

Nếu bạn không có đủ 10 phút mỗi ngày để thực hiện tập luyện thì 1 vài ngày trong tuần cũng rất tốt, đủ để mang lại sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ bắp.

 

Dần dần, việc kéo căng cơ trở thành 1 phần không thể thiếu trong ngày vì bạn cần phải tập trung, hít thở sâu trong khi đang nghe cơ thể của bạn, và sự căng giãn cơ bắp sẽ trở thành những phút giây thư giãn tuyệt vời, ngang với tập thiền.

 

“Càng thực hiện, bạn sẽ càng nhận ra được ý nghĩa nội hàm trong nó, cả về thể chất và trí tuệ”, ông Geier cho biết.
 
* Phần 2: Các bài tập căng cơ
 
 
                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục