Một "hai lúa" bỗng dưng tự giới thiệu mình có biệt tài chữa bệnh cứu người. Thực tế có đúng như lời nông dân này quảng cáo?

 

Thợ mộc biến thành... thần y?

Nếu đến thôn An Lạc Tây (xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ), hỏi ông Trần Đình Tuấn hành nghề thầy cúng, ai cũng biết. ông Tuấn nổi tiếng với giai thoại biến vàng thật thành đất sét đã bị lật tẩy cách đây gần 2 thập kỷ. Sau vụ này, ông gác kiếm chuyển sang làm ruộng kết hợp hành nghề thợ mộc.

Gần đây, ông Tuấn biến thành thầy lang bốc thuốc cứu người. Theo ông Tuấn, hai bài thuốc nam chữa viêm xoang và bệnh tiểu đường bách phát bách trúng là của... gia truyền. Về lai lịch bài thuốc, ông Tuấn cho biết: "Thời còn trẻ, ông nội tôi đi làm thợ mộc ở Kon Tum bị đau đầu được một người cho uống bớt. Sau đó tôi giữ lại phương thuốc này dùng để điều trị cho người thân trong nhà có hiệu quả".

Đoàn thanh tra Sở Y tế lập biên bản đình chỉ

Ông Trần Đình Tuấn không có ông nội làm nghề thầy thuốc và không có sổ sách ghi chép gia truyền. Bản thân từ trước đến nay, chưa thông qua lớp học y học cổ truyền (YHCT), không có bằng cấp chuyên môn; không được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân và chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tế tư nhân (trích Văn bản số 24/PYT của Phòng Y tế huyện Phù Mỹ gửi báo cáo Sở Y tế Bình Định 25/6/2010)

Người xưa chữa bệnh không cầu danh lợi, “hữu xạ tự nhiên hương”, nhưng ông Tuấn thì khác, uốn ba tấc lưỡi nhờ người hàng xóm đóng thế vai người bệnh, để tự PR (giới thiệu) cho chính mình. Từ một "hai lúa" chính hiệu, tên tuổi ông Tuấn nổi như cồn nhờ vào thương hiệu của 2 bài thuốc gia truyền.

Xe to xe nhỏ của khách thập phương kìn kìn đổ về, người dân sở tại lãnh đủ vì sự ồn ã náo nhiệt. ông Tuấn cùng vợ tọa tại nhà làm ông bà chủ để thu gom cây thuốc. Hàng chục lao động trong vùng mang ơn ông vì bỗng dưng có việc làm. ông Tuấn không nói thật giá bán một thang thuốc cao đến mức nào, nhưng nhìn vào ngày công lao động được ông trả phải kiêng dè: 100.000 đồng /ngày. Từ trong nhà ra vườn, kể cả sân kho của HTX lâu nay bỏ hoang mọc cỏ cho bò gặm, nay trở thành nơi đắc địa để thầy lang Tuấn làm chỗ phơi cây thuốc.

 Lật tẩy thầy lang vườn

Khi PV báo ĐSK &PL cùng với đoàn công tác đến nhà riêng của ông Tuấn thì lượng bệnh nhân qua tay "thầy lang" này đã lên tới con số hàng trăm. Trước khi bốc thuốc thì phải thăm bệnh, bắt mạch và phải hiểu được căn nguyên của bệnh từ đâu mà ra. Thế nhưng bệnh nhân của "thầy" Tuấn chủ yếu được điều trị qua...  mạng internet và điện thoại. "Hễ bệnh nhân nói bệnh viêm xoang, hay tiểu đường thì tui bốc. Còn hỏi bệnh từ đâu mà sinh ra thì tui chịu", ông Tuấn thật thà thú nhận.

Bà Lê Thị Nhị (vợ ông Tuấn) khoe: "Thư cảm ơn gửi về không đếm xuể". Vừa nói bà ta vừa trưng ra cả xấp. Hỏi: "Vì sao thư nào cũng có đề nghị Sở Y tế Bình Định cấp giấy phép?", bà lưỡng lự: "ấy là hướng dẫn cho người bệnh muốn chồng tôi bốc thuốc không bị pháp luật cấm thì phải viết như thế". Kiểm chứng độ trung thực, một thành viên trong đoàn đã gọi ngẫu nhiên theo số điện thoại của một lá thư thì kết quả từ đầu dây bên kia trả lời ấp úng, không rành mạch.

Lang vườn Trần Đình Tuấn

Ông Tuấn lôi ra một cuốn sổ tay và bảo đó là bài thuốc gia truyền, nét chữ viết nguệch ngoạc: Sổ nhật ký của cụ Trần Hữu Phước ghi các việc hiện có. Bên trong có 2 trang dành để ghi 2 bài thuốc trị bệnh đau đầu chảy mũi nước và trị bệnh tiểu đường. Mỗi bài có 7 loại cây. Nét chữ quốc ngữ mực vẫn còn tươi rói. Chỉ đống dây mơ, rau lang đồng phơi ngổn ngang, ông Tuấn giải thích: để trộn thêm khi bệnh nhân có nhu cầu và ông cũng thừa nhận, không hiểu nổi 7 loại cây kia có thành phần vị thuốc và có tác dụng bổ trợ nhau như thế nào?!

Thực tế là chị Lê Thị Lựu (cháu ruột bà Nhị) chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc của ông Tuấn nay đã bị mù mắt.

Hành nghề không đảm bảo pháp luật và gây ra hậu quả. Ngay sau khi phát hiện, Phòng Y tế huyện Phù Mỹ đã có văn bản cấm ông Tuấn không được hành nghề. Tuy nhiên, ông Tuấn vẫn phớt lờ.

Mới đây 20/8/2010, Sở Y tế Bình Định đã phải thành lập Đoàn thanh tra do ông Nguyễn Văn Trung, Chánh thanh tra Sở dẫn đầu đã phải vào cuộc một lần nữa, tiếp tục yêu cầu ông Tuấn phải đình chỉ hoạt động trái phép. Tuy nhiên ông Tuấn có tôn trọng kết quả xử lý của cơ quan có chức năng còn phải chờ (?) .            

 

                                                                      Theo Doisongphapluat

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục