Một bé gái bốn tuổi và một bé trai 15 tháng tuổi ở tỉnh Đồng Tháp đã tử vong sau khi mẹ cho ăn cháo cóc.

 
Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân bị ngộ độc do ăn cháo cóc. Bệnh nhân là chị H.T.B.C, 25 tuổi, ngụ tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Sáng ngày 5-9, khi chồng không có nhà chị B.C đã làm cóc và bỏ cả buồng chứng cóc vào nấu cháo cho ba mẹ con cùng ăn. Sau khi ăn được hai chén (bát) cháo, bé gái bốn tuổi đã tử vong tại nhà. Đứa con nhỏ, bé trai 15 tháng tuổi cũng tử vong trên đường tới Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Do ăn ít, nên chị B.C bị nhẹ hơn và  được đưa đến cấp cứu tại Bệnh  viện Chợ Rẫy vào chiều 5-9. Hiện sức khỏe của chị đã ổn định. 


Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Quang Bính, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, thịt cóc được coi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, được dùng để chữa bệnh còi xương. Tuy nhiên, một số bộ phận của cóc chứa nhiều độc tố như trứng, gan, da,…Khi làm cóc, chúng ta chỉ được lấy phần thịt để ăn và bỏ tất cả các bộ phận còn lại. Sau khi ăn thịt cóc nếu  thấy có biểu hiện bị ngộ độc như: buồn nôn, ói mửa,… cần làm cho ói hết thức ăn trong dạ dày ra và đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Với những trường hợp ngộ độc nặng, độc tố có thể chạy vào tim và dẫn đến tử vong.


                                                                                     Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Y tá Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Phong tận tình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách các trạm y tế xã, thị trấn tích cực thảo luận dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Điều trị bằng tế bào gốc, hiệu quả cao, ứng dụng thấp

THỜI NAY- Tế bào gốc (TBG) là loại tế bào (TB) có khả năng biệt hóa thành nhiều loại TB khác, có thể thay thế những TB mất đi do tuổi già, bệnh tật… Hiện Việt Nam đã nuôi cấy thành công nhiều loại TBG lấy từ tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, niêm mạc miệng, niêm mạc má, rìa giác mạc… để chữa các bệnh lý như tim mạch, biến chứng tiểu đường, ung thư máu, bệnh lý về mắt, suy tủy xương, các bệnh về da… Nhưng thực tế, việc ứng dụng TBG trong điều trị chưa được phố biến rộng rãi.

Báo động trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Đã 3 lần cô hộ lý gọi tên và nhờ những người cùng phòng nhắn giúp nhưng sản phụ N.T.P. (ngụ ở Bình Dương) vẫn bặt tăm hơi. Đứa con nhỏ vừa sinh 2 ngày tuổi của sản phụ này đang khát sữa và khóc ngằn ngặt. Cô hộ lý thốt lên buồn bã: “Lại bỏ rơi con”. Nói rồi cô bế đứa trẻ về phòng y vụ để làm thủ tục vô thừa nhận… Tình trạng trên vẫn thường diễn ra tại BV phụ sản Từ Dũ, Hùng Vương và đang có xu hướng gia tăng.

“Vắc-xin” của bác sĩ

Là bác sĩ, tiếp cận với bệnh nhân đồng nghĩa với việc tiếp cận với những mầm bệnh trực chờ …Vậy mà, họ vẫn miệt mài với công việc và miệt mài cống hiến. Hẳn, các bác sĩ có riêng cho mình một loại “vắc xin” để bảo vệ mình và bảo vệ bệnh nhân?!

Phỏng mắt vì thuốc diệt côn trùng

Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bị phỏng mắt do sử dụng thuốc diệt côn trùng.

Bộ Y tế lỗ nặng khi mua thuốc Tamiflu

Giá thuốc Tamiflu phòng dịch cúm gia cầm H5N1 do Bộ Y tế đề xuất mua đã là giá cao, nhưng các công ty được giao trữ thuốc còn mua đắt hơn nữa.

Vướng mắc trong triển khai cấp thẻ BHYT cho người nghèo

(HBĐT) - Quá trình từ rà soát danh sách cho đến khi đối tượng người nghèo được nhận thẻ còn chậm (từ 2, 3 tháng), có quá nhiều thẻ sai sót về họ tên, địa chỉ, năm sinh, thậm chí thiếu cả tên chức danh người cấp BHYT là những vướng mắc trong việc triển khai cấp thẻ BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục