Chiều 7-9, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã có báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND TPHCM về tình hình nước đục cục bộ trên mạng lưới cấp nước TPHCM trong những ngày qua. Sawaco đã nghiêm khắc nhận thiếu sót trước lãnh đạo TP và khách hàng ở các vùng bị ảnh hưởng.
Sawaco cho biết, nguyên nhân nước đục là do: Trước đây, khu vực cuối nguồn gồm quận 7, 8 và huyện Nhà Bè tiếp nhận nguồn nước của Nhà máy nước Tân Hiệp. Sau khi tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước BOO Thủ Đức (tháng 6 đến tháng 8-2010), tình hình thiếu nước tại các địa bàn trên đã được khắc phục nên Sawaco điều tiết nguồn nước từ Nhà máy nước Tân Hiệp về lại các khu vực khác. Quá trình điều tiết này đã gây xáo trộn thủy lực trong mạng, làm bong tróc các cặn bám dẫn đến tình trạng nước đục tại các khu vực: phường 16 (quận 8); phường Bình Trị Đông A (quận Bình Tân); phường 15 (quận 10); phường 3 (quận 11); phường Phú Trung (quận Tân Phú); phường 4 (quận Tân Bình); phường 8, 9, 10, 12, 13, 14 (quận Gò Vấp); phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thới An, Trung Mỹ Tây (quận 12); phường Hiệp Bình Chánh (quận Thủ Đức). Tại các khu vực xảy ra nước đục (nước có màu vàng đen), sau một thời gian súc xả (từ 1 đến 3 giờ) nước trở lại bình thường nhưng sau vài ngày, một số điểm bị đục trở lại.
Để giải quyết tình trạng trên, Sawaco đã tiến hành biện pháp cấp bách là phối hợp súc xả giữa các đơn vị theo tuần tự từ các tuyến ống cấp 1, 2 rồi đến mạng phân phối. Đồng thời, phối hợp chi nhánh, xí nghiệp, công ty cổ phần cấp nước để súc xả mạng cấp 2, 3 thường xuyên xảy ra nước đục. Đến ngày 6-9, tình trạng nước đục đã được giải quyết khả quan.
Theo SGGP
(HBĐT) - Từ ngày 6 - 12/9, với sự phối hợp của Dự án hỗ trợ phát triển hệ thống YTDP, Trung tâm YTDP tỉnh đã mở lớp tập huấn Chăm sóc dự phòng các bệnh thường gặp ở phụ nữ và trẻ sơ sinh. Đối tượng tham dự tập huấn là cán bộ chuyên trách chăm sóc sức khoẻ phụ nữ & trẻ em các xã, thị trấn thuộc 2 huyện Tân Lạc, Kim Bôi.
THỜI NAY- Tế bào gốc (TBG) là loại tế bào (TB) có khả năng biệt hóa thành nhiều loại TB khác, có thể thay thế những TB mất đi do tuổi già, bệnh tật… Hiện Việt Nam đã nuôi cấy thành công nhiều loại TBG lấy từ tủy xương, máu ngoại vi, máu cuống rốn, niêm mạc miệng, niêm mạc má, rìa giác mạc… để chữa các bệnh lý như tim mạch, biến chứng tiểu đường, ung thư máu, bệnh lý về mắt, suy tủy xương, các bệnh về da… Nhưng thực tế, việc ứng dụng TBG trong điều trị chưa được phố biến rộng rãi.
Đã 3 lần cô hộ lý gọi tên và nhờ những người cùng phòng nhắn giúp nhưng sản phụ N.T.P. (ngụ ở Bình Dương) vẫn bặt tăm hơi. Đứa con nhỏ vừa sinh 2 ngày tuổi của sản phụ này đang khát sữa và khóc ngằn ngặt. Cô hộ lý thốt lên buồn bã: “Lại bỏ rơi con”. Nói rồi cô bế đứa trẻ về phòng y vụ để làm thủ tục vô thừa nhận… Tình trạng trên vẫn thường diễn ra tại BV phụ sản Từ Dũ, Hùng Vương và đang có xu hướng gia tăng.
Là bác sĩ, tiếp cận với bệnh nhân đồng nghĩa với việc tiếp cận với những mầm bệnh trực chờ …Vậy mà, họ vẫn miệt mài với công việc và miệt mài cống hiến. Hẳn, các bác sĩ có riêng cho mình một loại “vắc xin” để bảo vệ mình và bảo vệ bệnh nhân?!
Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bị phỏng mắt do sử dụng thuốc diệt côn trùng.
Giá thuốc Tamiflu phòng dịch cúm gia cầm H5N1 do Bộ Y tế đề xuất mua đã là giá cao, nhưng các công ty được giao trữ thuốc còn mua đắt hơn nữa.