Một bệnh nhi xơ hóa cơ delta phải phẫu thuật

Một bệnh nhi xơ hóa cơ delta phải phẫu thuật

Theo thống kê của chính ngành y tế, chỉ có 17% số mũi tiêm là an toàn. Thế nhưng tại các cơ sở y tế, tiêm đang được coi như một “bảo bối” để chữa bệnh

 

Khoảng 16.000 trẻ em VN đã bị teo hóa cơ delta do tiêm một lượng lớn kháng sinh vào các cơ đang phát triển, dẫn đến hậu quả trẻ em bị suy nhược, chậm phát triển. Đây là kết luận trong đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước của Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương, ĐH Y Hà Nội, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về nguyên nhân gây xơ hóa cơ delta đối với trẻ em. Các chuyên gia thực hiện đề tài đã điều tra tại 8 tỉnh, với gần 30.000 trẻ khám và điều trị tại các BV.

 
Tiêm kháng sinh gây nguy cơ cao nhất
 
Theo GS-TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc BV Nhi Trung ương, khi xem lại hồ sơ của 743 trẻ bị xơ hóa cơ delta đã phát hiện nguyên nhân gây ra tình trạng biến dạng ở độ tuổi từ 0-5 là do tiêm kháng sinh peniciline nhiều lần vào cơ delta ở tay. Kháng sinh sử dụng nhiều nhất là cloramphenicol, ampiciline, peniciline.
 
Kết quả nghiên cứu tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho thấy nhóm trẻ dưới 6 tuổi khi tiêm thuốc vào cơ delta có nguy cơ bị xơ hóa cơ delta cao gấp 4 lần những trẻ không tiêm trong thời kỳ này. Tất cả thuốc tiêm trực tiếp vào cơ này đều có nguy cơ gây xơ hóa nhưng kháng sinh là thuốc có nguy cơ cao nhất.
 
Tiêm truyền dịch là kỹ thuật điều trị đơn giản nhưng các văn bản hướng dẫn cụ thể để bảo đảm an toàn tiêm truyền hiện chưa đầy đủ. Giáo trình Điều dưỡng cơ bản, do Vụ Khoa học đào tạo Bộ Y tế và Nhà Xuất bản Y học ấn hành từ trước năm 2001 (hiện đang là giáo trình giảng dạy chính thức trong các trường trung học và cao đẳng y), cho phép tiêm vào các vùng cơ, trong đó cơ delta được xếp đầu bảng. Tài liệu giảng dạy này cũng không khuyến cáo hạn chế tiêm cho những đối tượng dễ bị xơ hóa cơ delta như trẻ em.
 
PGS-TS Nguyễn Ngọc Hưng, Chủ tịch Hội Chỉnh hình nhi VN, cảnh báo tiêm vào cơ delta là một việc hết sức nguy hiểm, dễ gây tổn thương tổ chức cơ, dẫn đến xơ hóa cơ delta. Ngay cả việc tiêm nước cất vào vùng cơ này cũng có thể gây ra chảy máu trong cơ và y học thế giới khuyến cáo không nên tiêm. TS Nguyễn Thanh Liêm cho rằng nếu phải tiêm, nên tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm mông, thay vì tiêm thuốc vào cơ delta, nhằm giảm thấp nhất nguy cơ mắc xơ hóa cơ delta.
 
Lạm dụng tiêm
 
Thời gian qua đã có nhiều phương án để sửa chữa khuyết tật cho những trẻ bị xơ hóa cơ delta nhưng đến nay, sau gần 4 năm, hàng ngàn trẻ đã được phẫu thuật vẫn trong tình cảnh “chim xệ cánh”. Trong khi đó, việc tiêm sai vị trí vẫn đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi.
 
Theo các chuyên gia y tế, tiêm không an toàn đang bị người ra chỉ định lạm dụng. Đây là nguyên nhân chính làm lây truyền các bệnh viêm gan B, viêm gan C và HIV. Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu trên 776 bệnh nhân ở 18 BV. Kết quả, người bệnh được tiêm 2-3 mũi/ngày chiếm tới 47%, số người bệnh được tiêm 4-5 mũi/ngày là 26% và số người bệnh tiêm tới 5 mũi/ngày là 6,3%. Trung bình, người bệnh điều trị nội trú được tiêm 2,2 mũi/ngày và đặc biệt trẻ sơ sinh phải tiêm trung bình 2,5 mũi/ngày, cao nhất so với các nhóm khác. Vị trí tiêm được sử dụng nhiều nhất là cơ delta ở tay và cơ mông. Điều đáng nói là chỉ có khoảng 17% số mũi tiêm là an toàn.
 
Bộ Y tế cũng đưa ra những con số giật mình: Chỉ có trên 35% nhân viên y tế rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ và trước khi đâm kim qua da; trên 99% dùng pank trong khi tiêm nhưng không thể phân biệt rõ giữa động tác sạch - bẩn và nhiễm khuẩn; 3% bơm kim tiêm nhiễm khuẩn chưa được cô lập ngay sau tiêm; 23% mũi tiêm chưa đạt tiêu chuẩn: vị trí tiêm, góc tiêm, độ sâu và yêu cầu hai nhanh một chậm. Ngoài ra, 66% hộp đựng vật sắc nhọn không đúng quy chuẩn.

Ngại tiêm vào cơ mông

 
Điều dưỡng Nguyễn Xuân Vinh, Khoa Khám bệnh của BV Việt Đức, cho hay có ba vị trí tiêm thông thường: cơ delta, cơ mông và cơ đùi. Tuy nhiên, việc tiêm vào cơ mông, cơ đùi dường như vẫn không thực hiện được vì nhân viên y tế ngại. Trong khi đó, theo nhiều tài liệu thì cơ delta chỉ thích hợp dùng cho tiêm vắc-xin như vắc-xin viêm gan B và uốn ván.
 
Ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh của Bộ Y tế, cho biết sắp tới, khi tổng kết đánh giá chương trình tiêm an toàn, ngành y tế sẽ bổ sung quy định về liều lượng trong kỹ thuật tiêm an toàn để hạn chế những biến chứng xảy ra do kỹ thuật và thuốc tiêm

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh đến tư vấn cho các gia đình ở xã Liên Vũ, Lạc Sơn có người bị nhiễm HIV/AIDS

Những món ăn bổ dưỡng

Ăn uống hợp lý sẽ cung cấp cho cơ thể đủ năng lượng làm việc, vui chơi và tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật. Xin giới thiệu một vài món ăn, không quá cầu kỳ trong chế biến nhưng rất tốt cho sức khỏe

Đà Nẵng: Gần 200 ca sốt xuất huyết trong 1 tuần

Chiều 15/9, BS. Nguyễn Tam Lãm, Trưởng khoa dịch tễ, trung tâm Y tế dự phòng Đà Nẵng cho biết: dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố đang vào tháng cao điểm (sắp vào mùa mưa) với diễn biến hết sức phức tạp.

Nhiều bánh Trung thu có chất bảo quản vượt mức

Đây là kết quả kiểm nghiệm hơn 50 mẫu bánh Trung thu của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), nhằm bảo đảm ATVSTP trong dịp Tết Trung thu. TS Lê Thị Hồng Hảo, Phó Viện trưởng cho biết, phần lớn mẫu bánh Trung thu được kiểm nghiệm không đạt tiêu chuẩn chất lượng đều là sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thủ công. Đáng chú ý, những mẫu bánh Trung thu không đạt chất lượng ATVSTP thường chứa chất bảo quản là axít benzoic và axít sorbic vượt quá hàm lượng cho phép.

7,5 triệu trẻ được tiêm bổ sung vắc-xin sởi

Chiều 13-9, PGS, TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, kế hoạch tiêm bổ sung vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi sẽ được triển khai trên toàn quốc từ giữa tháng 9 đến hết tháng 11-2010

Chế độ đãi ngộ cho CTV dân số - bao giờ được cải thiện?

(HBĐT) - Cộng tác viên (CTV) dân số là những người gần dân nhất, hiểu được tâm tư nguyện vọng nhân dân từ đó có hình thức truyền thông phù hợp để người dân hiểu, thay đổi hành vi và chấp nhận các biện pháp KHHGĐ. Họ là những người trực tiếp tham gia và có vai trò quyết định đối với sự nghiệp dân số.

Chủ động phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm

(HBĐT) - Ông Vũ Quốc Hải - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm (Trung tâm YTDP tỉnh) cho biết: Đây là thời điểm các bệnh dịch truyền nhiễm dễ bùng phát trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, công tác phòng chống bệnh dịch, bảo vệ sức khoẻ nhân dân cần được tăng cường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục