Có rất nhiều nguyên nhân làm bé lười ăn, nhưng có một nguyên nhân là do thuốc. Thuốc ở đây có thể là thuốc kháng sinh (trụ sinh), thuốc đặc trị (lợi tiểu, ung thư...) kể cả thuốc bổ. Với bé, thông thường là do thuốc kháng sinh và thuốc bổ.
Lý do thuốc làm bé lười ăn
Thường khi trẻ bị bệnh thì mới phải uống thuốc. Do đó, bé lười ăn là do bị bệnh và do thuốc:
- Khi bệnh, bé mệt mỏi, phản ứng chống nhiễm trùng của cơ thể sinh ra chất làm bé lười ăn (cytokine).
- Bé sốt làm khô dịch tiêu hóa nên sinh ra lười ăn.
- Bé bệnh, làm thay đổi chuyển hóa cơ bản, chuyển hóa thức ăn nên lười ăn.
- Bé uống thuốc, thuốc ngấm vào máu, tiết qua dịch tiêu hóa trong đó có nước bọt - bé đắng miệng nên lười ăn.
- Bé uống nhiều loại thuốc làm đầy bụng, không còn chỗ chứa thức ăn nên lười ăn.
- Nếu bé uống kháng sinh lâu ngày (>14 ngày) làm rối loạn vi khuẩn của ruột, làm đi tiêu phân sống nên lười ăn.
- Một số thuốc có tác dụng phụ là làm bé lười ăn (lợi tiểu, kháng sinh, suy tim, kháng nấm...).
- Còn thuốc bổ là những thuốc vitamin và muối khoáng, nếu dùng liều cao, kéo dài, không theo chỉ dẫn của bác sỹ thì sẽ làm mất thăng bằng chất dinh dưỡng nên lười ăn.
Nên làm gì?
- Khi bé bệnh không nên ép bé ăn như bình thường. Vì càng ép bé càng sợ, sau này hết bệnh bé sẽ lười ăn thật sự.
- Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, cho trẻ ăn ít một và nhiều lần trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
- Chế biến những món ăn bé thích hoặc có mùi vị (chua, ngọt, thơm) và hình thức đẹp để hấp dẫn bé.
- Chế biến thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, bột, canh rau có mùi thơm mà bé thích...
- Cho bé uống nhiều nước có thể là nước, sữa làm mát (để tủ lạnh) để bé thích thú (đừng sợ viêm họng do nước lạnh vì bé chỉ bị viêm họng khi ngậm đá suốt ngày hoặc bị nhiễm lạnh toàn thân).
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ kể cả men tiêu hóa và thuốc bổ.
Theo Báo SKĐS
Mọi người có thể mắc triệu chứng đau lưng (ĐL) ngay cả tuổi còn rất trẻ và cũng không có sự phân biệt giàu – nghèo, giới tính cũng như chủng tộc, vùng địa lý (miền xuôi, miền ngược, nông thôn, thành thị). Tuy vậy, người cao tuổi (NCT) dễ mắc chứng đau hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi ĐL chỉ là một triệu chứng nhưng gây không ít phiền toái cho người bệnh.
Đông y gọi đau mắt đỏ là "Xích nhãn" hay "Hoả nhãn". Khi mắc phải, người bệnh thường có triệu chứng: mắt đỏ, xung huyết, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt cộm, khó mở, sợ ánh sáng, có thể bị một mắt rồi lây sang mắt thứ hai hoặc đồng thời cả hai mắt đều bị, một số trường hợp thị lực suy giảm làm mắt mờ, khả năng nhìn kém.
Sau 8 giờ trong phòng mổ, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Xanh Pôn, Viện Răng hàm mặt - Đại học Y Hà Nội đã phẫu thuật cắt bỏ và tạo hình thành công cho bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn vùng hàm mặt do khối u ác tính. Các chuyên gia cho biết, với những tiến bộ trong điều trị hiện nay thì chất lượng sống của nhiều người bệnh nặng có thể được cải thiện.
(HBĐT) - Ngày 27/9, Dự án HAARP Việt Nam đã tổ chức hội nghị triển khai hoạt động tại thành phố Hoà Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo UBND; phòng LĐ - TB & XH, Công an, phòng y tế, Trung tâm YTDP và một số ban, ngành, đoàn thể thành phố Hoà Bình; đại diện 4 xã, phường triển khai dự án là Hữu Nghị, Thịnh Lang, Tân Thịnh, Tân Hoà và các thành viên Câu lạc bộ Hoa Sen.
(HBĐT) - Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc đã có nhiều thay đổi tích cực trong công tác phục vụ người bệnh. Lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh tại đây ngày một tăng…
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 527 bác sĩ, 54 dược sĩ đại học. Trong đó, 220 bác sĩ đang công tác tại tuyến tỉnh, 155 bác sĩ công tác tại tuyến huyện, 124 bác sĩ tại tuyến xã (đạt 59,04% xã có bác sĩ), 28 bác sĩ và 27 dược sĩ hành nghề y dược tư nhân. Tính riêng tỉ lệ bác sĩ và dược sĩ đại học/1 vạn dân trực tiếp phục vụ tại tuyến y tế cơ sở đạt thấp so với yêu cầu, mới có 3,7 bác sĩ/1 vạn dân và 0,09 dược sĩ đại học/1 vạn dân.