Hội viên CTĐ nhà trường chia sẻ kinh nghiệm vận động quyên góp.

Hội viên CTĐ nhà trường chia sẻ kinh nghiệm vận động quyên góp.

(HBĐT) - Theo ông Đặng Quang Ngàn, Phó Giám đốc Sở GD & ĐT, hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học không chỉ có ý nghĩa chia sẻ về vật chất với người gặp hoàn cảnh khó khăn mà còn góp phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Khi “hoà mình” vào đó, thanh thiếu niên sẽ hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân, tương ái”, giáo dục cho các em biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, giáo dục tính hướng thiện và lòng nhân ái.

 

Công tác CTĐ những năm qua đã được ngành Giáo dục tỉnh quan tâm, thực hiện có hiệu quả thông qua các hoạt động tuyên truyền, xây dựng tổ chức Hội và đẩy mạnh hoạt động nhân đạo, từ thiện trong thanh thiếu niên trường học. Ngành đã phối hợp tổ chức tuyên truyền cho học sinh, sinh viên nắm bắt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động nhân đạo. Các Luật liên quan như Luật CTĐ, Luật Nhân đạo quốc tế, điều lệ phong trào CTĐ được tuyên truyền tới đông đảo giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh thông qua các buổi hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt ngoài giờ và tích hợp các nội dung CTĐ vào các môn học GDCD, Văn học, Lịch sử hay tổ chức thi viết về hoạt động CTĐ. Bên cạnh đó, ngành còn tuyên truyền về các hoạt động nhân đạo do ngành và các đơn vị trường học trong tỉnh tổ chức. Phong trào “Mỗi đơn vị trường học đỡ đầu, giúp đỡ 1 học sinh có hoàn cảnh khó khăn”, “mỗi trường thuận lợi kết nghĩa, giúp đỡ một trường vùng khó khăn” lan toả trong toàn ngành. Từ đó, góp phần đẩy mạnh phong trào CTĐ trong nhà trường, đẩy mạnh các cuộc vận động “mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Vòng tay bè bạn”, “Giúp bạn nghèo vượt khó”...

 

Đến nay, phong trào CTĐ trong các nhà trường đã trở thành một hoạt động không thể thiếu, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên và giáo viên, các bậc cha, mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm tích cực tham gia. Các đơn vị trường học trong tỉnh đã kiện toàn Hội CTĐ nhà trường, phát triển và củng cố tổ chức Hội CTĐ ở các khối lớp với tổng số 14.685 thanh thiếu niên, 4.798 tình nguyện viên CTĐ. Chi hội CTĐ các trường học đều biết phát huy tính chủ động tham mưu với Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện để Hội hoạt động.

 

Những trường hợp giáo viên, học sinh trong nhà trường gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất do rủi ro, tai nạn, bệnh hiểm nghèo đều được chi hội CTĐ nhà trường động viên, chia sẻ. Hoạt động CTĐ mang tính chủ đạo trong các đơn vị trường học là phát động trong giáo viên và học sinh thực hiện nghĩa cử cao đẹp “Lá lành đùm lá rách”, chia sẻ với người xung quanh, giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Giáo viên và học sinh các trường học còn hưởng ứng nhiệt tình các cuộc vận động quyên góp, ủng hộ đồng bào ở các địa phương gặp thiên tai, tạo thành hoạt động nhân đạo thường xuyên, rộng khắp. Với mỗi đợt phát động đã thu được hàng trăm triệu đồng, hàng chục nghìn bộ quần áo, sách, vở và bút viết.

 

Từ phong trào CTĐ đã ủng hộ, giúp đỡ, làm vơi bớt khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện học tập cho các bạn học sinh vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Hàng năm, bằng việc phát động các đợt quyên góp quần áo, sách vở trong giáo viên và học sinh, hàng nghìn bộ quần áo cũ, hàng vạn quyển vở, sách giáo khoa, bút viết đã được chuyển đến học sinh các xã nghèo thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kim Bôi... Ngoài ra còn phối hợp với ngành GD & ĐT tỉnh bạn Ninh Bình quyên góp được hơn 1 vạn cuốn sách các loại, quần áo tặng học sinh nghèo trong tỉnh. Vào dịp đầu năm học mới và Tết nguyên đán hàng năm, ngành phối hợp với các đoàn từ thiện là các tổ chức, doanh nghiệp trao quà, động viên thầy, cô giáo và các em học sinh gồm sách vở, máy vi tính, ti vi, đồ dùng dạy học, quần áo...

 

Học sinh, sinh viên các trường THPT và CĐ, THCN trên địa bàn tỉnh còn tham gia tích cực cuộc vận động Hiến máu nhân đạo. Mỗi năm có hàng trăm ĐVTN các trường tình nguyện thực hiện nghĩa cử cao đẹp Hiến máu cứu người, góp phần vào kết quả Hiến máu nhân đạo chung của toàn tỉnh. Cùng với đó, 100% trường học trong tỉnh đăng ký chăm sóc ít nhất một di tích lịch sử văn hoá của địa phương hoặc chăm sóc, giúp đỡ một gia đình chính sách. Qua đó, tạo phong trào Đền ơn đáp nghĩa sâu rộng trong các trường học, góp phần vào việc giáo dục ý thức về truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trong mỗi học sinh.

 

 

                                                                                           Bùi Minh

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục