Niêm mạc mũi sưng nề và xuất tiết do viêm mũi dị ứng.

Niêm mạc mũi sưng nề và xuất tiết do viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng có thể gặp quanh năm nhưng những lúc thời tiết chuyển mùa bệnh thường xuất hiện nhiều hơn nhất là mùa nóng chuyển sang lạnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ chiếm nhiều hơn là ở tuổi trưởng thành và cả ở người cao tuổi. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu.

 

Truy tìm “thủ phạm” 

Người ta thấy rằng trong bệnh viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết đến hiện tượng dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng. Chính vì vậy có một số giả thuyết giải thích về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (kháng nguyên hay còn gọi là dị nguyên) đối với cơ thể. Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm (nấm mốc)... Những dạng này rất phổ biến ở nước ta và chúng thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn (Hapten) khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng tức thì. Hiện tượng phản ứng dị ứng tức thì này xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang... gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc mà được biểu hiện  là ngứa, hắt hơi (có khi hắt hơi liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn). Hắt hơi là một phản xạ nhanh, nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi vùng niêm mạc mà các dị nguyên vừa mới xâm nhập. Cơ địa dị ứng cũng có liên quan mật thiết với bệnh viêm mũi dị ứng. Người ta đã tổng kết thấy rằng tỷ lệ người bị viêm  mũi dị ứng mà có cơ địa dị ứng như viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn... thì tỷ lệ cao hơn người bị viêm mũi dị ứng mà không có cơ địa dị ứng... Chính vì vậy, cùng một tác nhân gây kích thích nhưng có người bị bệnh viêm mũi dị ứng nhưng cũng có người không bị. Ví dụ trong nhà có nuôi chó, mèo thì không phải mọi người đều  bị viêm mũi dị ứng  mà chỉ có một số ít người nào đó bị bệnh mà thôi (điều này còn liên quan đến  sức đề kháng chung của từng người nữa). Các tác nhân kích thích gây viêm mũi dị ứng cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như qua da  hoặc theo đường ăn uống.

Một số nét đặc trưng của viêm mũi dị ứng  

Một số triệu chứng điển hình có thể gặp ở hầu hết người bị viêm mũi dị ứng như ngứa mũi, chảy mũi nước, đặc biệt là hắt hơi hàng tràng liền nhất là lúc sáng sớm, vừa mới ngủ dậy. Khi viêm mũi dị ứng đã thành bệnh mạn tính thì có thể có hiện tượng nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai, nhức đầu (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang). Nhiều trường hợp niêm mạc họng bị kích thích gây viêm còn có kèm theo hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn gây bệnh cơ hội. Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ người lành mang vi khuẩn này nhưng chúng không gây bệnh, khi gặp  điều kiện thuận lợi như sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm và có hiện tượng viêm do kích thích... thì chúng trở nên gây bệnh cho ngay cơ thể mà nó đang ký sinh. Các loại vi khuẩn  như vậy gọi là vi khuẩn gây bệnh cơ hội như vi khuẩn S.pneumoniae, H. influenzae. Một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể có  gây nên loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa chính là viêm mũi dị ứng theo mùa. Loại viêm mũi dị ứng này tùy thuộc rất lớn vào thời tiết thay đổi theo từng mùa do xuất hiện các loại dị nguyên trong gió như phấn hoa, nấm mốc, các loại bụi nhất là bụi gần các khu công nghiệp, bụi ở vùng có tình trạng vệ sinh  kém. Chúng ta cũng nên biết thêm là ngoài viêm mũi dị ứng theo mùa còn có viêm mũi dị ứng quanh năm. Bệnh viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh cấp cứu nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh và do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người bệnh. Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị thoả đáng thì nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polýp mũi, polýp xoang... Một đặc điểm nữa của bệnh viêm mũi dị  ứng là  trong điều trị cũng còn gặp không ít khó khăn và bệnh hay tái phát. 
 
                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hội viên CTĐ nhà trường chia sẻ kinh nghiệm vận động quyên góp.
Bác sĩ Bệnh viên đa khoa khu vực Mai Châu điểu trị cho bệnh nhân tại bệnh viện

Cục ATVSTP - Bộ Y tế: Tập huấn chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 8/10, Cục ATVSTP, Bộ Y tế đã phối hợp với Chi cục ATVSTP tỉnh tổ chức tập huấn chẩn đoán ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm tại tỉnh ta. Tham dự tập huấn có lãnh đạo các Chi cục ATVSTP, lãnh đạo và cán bộ Trung tâm YTDP đến từ 26 tỉnh, thành phía Bắc; lãnh đạo và cán bộ Trung tâm YTDP các huyện, thành phố trong tỉnh.

Mai Châu: Nâng cao nhận thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho hội viên Hội Nông dân

(HBĐT) - Tháng 6/2007, Hội Nông dân (HND) huyện Mai Châu bắt đầu tham gia thực hiện mô hình nhóm lồng ghép truyền thông sức khoẻ sinh sản – tín dụng/tiết kiệm – khuyến nông (gọi tắt là nhóm lồng ghép SKSS-TDTK-KN). Đây là nội dung một dự án do Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) tài trợ, HND Việt Nam phối hợp triển khai.

70 học viên tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 16/9, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 70 học viên là cán bộ tỉnh hội và 11 huyện, thành hội, cán bộ chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn. Khóa tập huấn nhằm quán triệt và phổ biến các nội dung luật hoạt động Chữ thập đỏ và nghiệp vụ công tác hội tới toàn thể cán bộ, hội viên chữ thập đỏ và nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ung thư tăng chóng mặt

Ước tính, năm 2010, VN có ít nhất 126.300 ca ung thư mắc mới, trong đó nam giới chiếm khoảng 72.000 ca

Mẹ căng thẳng làm bệnh hen của con thêm nặng

Người mẹ trong tâm trạng bực bội và bị kích thích hay những người đang cố gắng kiềm chế cảm xúc có thể làm bệnh hen cảu con thêm tồi tệ, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ.

Viêm phế quản, coi chừng bị hóc xương cá

Được chẩn đoán viêm phế quản, điều trị 6 tháng vẫn không khỏi, đến khi ho ra máu, bệnh nhân 59 tuổi được bác sĩ xác định có hai mảnh xương cá nằm trong phế quản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục