Thời tiết thay đổi bất thường, lúc nắng lúc mưa, trời chuyển se lạnh vào đêm và sáng sớm, trong khi đó nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều đã khiến nhiều người mắc bệnh cảm cúm.

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau). Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh rất dễ lây lan, một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng dễ bị cảm cúm. Bệnh xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, ẩm thấp đột ngột, cơ thể không điều tiết thích ứng kịp thời nên dễ mắc cảm cúm.

Triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virut. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng, sau đó là ngạt mũi và chảy nước mũi. Triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh, còn triệu chứng ngạt mũi và chảy nước mũi nặng hơn vào ngày thứ 2 và thứ 3. Đau nhức toàn thân. Ho thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Thông thường, cảm cúm kéo dài trong 1 tuần.

Không thể coi thường

Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh

Các dấu hiệu của cảm cúm và cảm lạnh đôi khi có triệu chứng giống nhau nên dễ chẩn đoán nhầm. Do vậy, phân biệt cảm lạnh hay cảm cúm rất quan trọng.

Cảm cúm: Biểu hiện thường gặp của cảm cúm là viêm họng, sốt cao, đau đầu, đau cơ, ho khan. Triệu chứng của cảm cúm thường đến bất ngờ, mệt mỏi kéo dài hàng tuần và đau nhức toàn thân.

Cảm lạnh: Thường có chảy nước mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ (có trường hợp không bị sốt), ho có đờm, cơ thể hơi gai lạnh. Triệu chứng của cảm lạnh thì biểu hiện thường từ từ và mệt mỏi chỉ kéo dài trong vài ngày (khoảng 3-4 ngày). Tình trạng đau nhức toàn thân thường rất nhẹ.

Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn, bệnh cảm cúm cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch… Nguy hiểm nhất là hội chứng Reye ở trẻ em (hội chứng Reye rất ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao). Hội chứng Reye hay xảy ra nhất trong khoảng từ 2 đến 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ lờ đờ hoặc mê sảng, giật kinh phong  rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong rất nhanh. Do vậy, khi có các triệu chứng của cảm cúm cần điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ, không nên coi thường bệnh mà nguy hại cho sức khoẻ.

Có nên dùng kháng sinh khi bị cảm cúm?

Rất nhiều trường hợp khi bị cảm cúm tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virut nên việc tự điều trị kháng sinh với cảm cúm là không đúng và sẽ không giúp bệnh thuyên giảm. Hơn nữa, biểu hiện chính của bệnh cúm là sốt, ho, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên nếu chưa chẩn đoán chính xác được bệnh mà tự ý điều trị bằng kháng sinh càng khiến bệnh diễn tiến nặng hơn cũng như làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Người dùng kháng sinh cũng có thể phải chịu tác dụng phụ như ban đỏ, tiêu chảy trong khi bệnh cúm vẫn không khỏi. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.

Chủ động phòng bệnh

 Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh cảm cúm lây truyền do virus cúm từ người bệnh phát tán vào môi trường xung quanh, gia tăng mạnh trong thời gian này là do thời tiết trở lạnh. Để phòng chống bệnh cảm cúm, mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tránh đến chỗ đông người khi có dịch cảm cúm; Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể...; Người bị cảm cúm cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây lan virut.

Do bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm và ai cũng có thể lây cúm nên việc tiêm vaccin phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất, tốt nhất niên tiêm khi cơ thể khoẻ mạnh để cơ thể sinh kháng thể phòng chống cúm hiệu quả.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Hội viên CTĐ nhà trường chia sẻ kinh nghiệm vận động quyên góp.
Bác sĩ Bệnh viên đa khoa khu vực Mai Châu điểu trị cho bệnh nhân tại bệnh viện
Đại biểu 26 tỉnh, thành phố đã tham dự tập huấn chấn đoán ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
Hội viên HND xã Xăm Khòe được củng cố nhận thức và kỹ năng chăm sóc SKSS nhờ tham gia sinh hoạt tại các nhóm lồng ghép.

70 học viên tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Ngày 16/9, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho 70 học viên là cán bộ tỉnh hội và 11 huyện, thành hội, cán bộ chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn. Khóa tập huấn nhằm quán triệt và phổ biến các nội dung luật hoạt động Chữ thập đỏ và nghiệp vụ công tác hội tới toàn thể cán bộ, hội viên chữ thập đỏ và nâng cao kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ung thư tăng chóng mặt

Ước tính, năm 2010, VN có ít nhất 126.300 ca ung thư mắc mới, trong đó nam giới chiếm khoảng 72.000 ca

Mẹ căng thẳng làm bệnh hen của con thêm nặng

Người mẹ trong tâm trạng bực bội và bị kích thích hay những người đang cố gắng kiềm chế cảm xúc có thể làm bệnh hen cảu con thêm tồi tệ, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ.

Viêm phế quản, coi chừng bị hóc xương cá

Được chẩn đoán viêm phế quản, điều trị 6 tháng vẫn không khỏi, đến khi ho ra máu, bệnh nhân 59 tuổi được bác sĩ xác định có hai mảnh xương cá nằm trong phế quản.

Tân Lạc tổ chức đợt hiến máu nhân đạo năm 2010

(HBĐT) - Ngày 7/10, Ban chỉ đạo vận động hiến máu nhân đạo huyện Tân Lạc đã tổ chức đợt HMNĐ năm 2010 nhằm đẩy mạnh phong trào và tiếp tục khơi dậy nghĩa cử “hiến máu cứu người” trong nhân dân các dân tộc địa phương.

Những khởi động của Dự án Nâng cao sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Hiện nay, các dịch bệnh liên quan tới vệ sinh cá nhân, nước sạch và vệ sinh môi trường như tiêu chảy, viêm gan, nhiễm giun sán và các bệnh lây nhiễm quan đường tiêu hoá, hô hấp cấp tính vẫn còn khá phổ biến ở các địa phương trong tỉnh. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh còn cao là do người dân thiếu hiểu biến về các biện pháp phòng, chống hoặc do ý thức thực hiện hành vi vệ sinh cá nhân, đặc biệt là hành vi rửa tay sạch bằng xà phòng để phòng chống dịch bệnh còn chưa cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục