Tại sao phải điều trị tăng huyết áp? Huyết áp cao thường gây ra các tai biến nghiêm trọng như tử vong và hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận, phình bóc tách động mạch chủ... Do đó mục đích chính của điều trị tăng huyết áp là để phòng ngừa những biến chứng này.

Hiện nay có trên 80 thuốc  đang được sử dụng. Cơ chế tác dụng của các thuốc điều trị tăng huyết áp theo nhiều cơ chế khác nhau. Thuốc có thể làm thay đổi sức cản ngoại vi toàn phần, thể tích tống máu, nhịp tim  hoặc cung lượng tim; tất cả đều dẫn tới hạ huyết áp. Những thay đổi tim mạch này là do tác động dược lý của thuốc bao gồm thay đổi trao đổi ion natri ở cơ trơn mạch máu (thí dụ: các thuốc lợi tiểu); ức chế men chuyển angiotesin (ACE), ức chế thụ thể AT1, hoặc giảm hoạt động giao cảm (thí dụ: các chất chẹn alpha, chẹn bêta và các chất đối kháng alpha trên hệ thần kinh trung ương), chẹn kênh canxi.

Các nhóm thuốc điều trị THA hiện nay bao gồm:

Lợi tiểu: lợi tiểu thiazide, lợi tiểu giống thiazide, lợi tiểu quai, lợi tiểu giữ kali.

Ức chế bêta adrenergic: propranolol, atenolol, metoprolol, bisoprolol, carvedilol...

Chống tăng huyết áp giãn mạch: hydralazine, minoxidil...

Chống tăng huyết áp tác dụng thần kinh trung ương: clonidine, methyldopa...

Ức chế thụ thể anpha adrenergic: doxazosin, prazosin, terazosin...

Ức chế men chuyển: captopril, enalapril, imidapril, lisinopril, perindopril, ramipril...

Ức chế thụ thể angiotensin II: irbesartan, losartan, telmisartan, valsartan...

Chẹn kênh canxi: verapamil, diltiazem, nifedipine, amlodipine, felodipine, lacipine...

Trong sử dụng thuốc điều trị THA cần cân nhắc vài yếu tố trước khi điều trị như: mức độ THA, có hay không tổn thương cơ quan đích, có hay không biểu hiện lâm sàng bệnh tim và những yếu tố nguy cơ khác.

Hiệu quả của thuốc điều trị: Hạ huyết áp bằng thuốc làm giảm rõ bệnh suất và tử suất do tim mạch. Hiệu quả bảo vệ rõ rệt đối với tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, suy tim, tiến triển bệnh thận, tiến triển đến THA nặng hơn.

 Biến chứng nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp.

Những cân nhắc khi điều trị bằng thuốc

Hầu hết bệnh nhân nên dùng liều thấp lúc khởi đầu, tăng lên dần phụ thuộc vào tuổi, nhu cầu và đáp ứng với thuốc. Phác đồ tối ưu là dùng liều duy nhất có hiệu quả 24 giờ, ít nhất 50% hiệu quả tối đa giữ được đến cuối của 24 giờ. Thuốc tác dụng dài 24 giờ tốt hơn loại tác dụng ngắn vì nhiều lý do sau:  Bệnh nhân tuân thủ tốt hơn với liều duy nhất trong ngày, sử dụng thuốc có hiệu quả hơn thì ít tốn kém hơn. Phác đồ gần đây cung cấp nhiều cách chọn lựa thuốc. Ví dụ, kết hợp 2 thuốc liều thấp làm tăng tác dụng hạ áp và làm giảm tác dụng ngoại ý do liều cao, kết hợp liều thấp thuốc ức chế men chuyển với một thuốc chẹn kênh calci không thuộc nhóm dihydropyridine làm giảm đạm niệu nhiều hơn dùng đơn độc. Kết hợp giữa thuốc chẹn kênh calci nhóm dihydropyridine và thuốc ức chế men chuyển ít gây phù mắt cá hơn dùng thuốc đối kháng calci đơn độc. Thuốc ức chế men chuyển đã được chứng minh có hiệu quả trong nhiều vấn đề liên quan đến THA gồm suy tim tâm thu và bệnh thận. Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II được giới thiệu gần đây có hiệu quả huyết động học tương tự thuốc ức chế men chuyển nhưng tránh được hầu hết tác dụng phụ thông thường như ho khan.

Vài thuốc chống THA - như thuốc giãn mạch trực tiếp, thuốc ức chế alpha 2 trung ương và thuốc đối kháng giao cảm ngoại biên - không phù hợp với điều trị đơn độc lúc khởi đầu do có nhiều tác dụng phụ. Thuốc giãn mạch trực tiếp (ví dụ hydralazine, minoxidil) thường gây phản xạ kích thích giao cảm và ứ dịch. Nifedipine tác dụng nhanh gây tai biến mạch vành và liều cao có thể làm tăng tử suất do mạch vành. Do đó thuốc này nên rất thận trọng khi dùng.

Những cân nhắc đặc biệt

Cân nhắc đặc biệt trong việc chọn lựa điều trị khởi đầu gồm đặc tính như bệnh cùng xảy ra có thể bị ảnh hưởng xấu khi điều trị thuốc chống THA, chất lượng cuộc sống, giá cả có ý nghĩa đặc biệt với những bệnh nhân nghèo và tương tác với thuốc khác đang sử dụng cùng lúc. Khi chọn một thuốc có lợi cho nhiều bệnh cùng lúc.

                                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục