Tăm hương ngâm hóa chất gây nguy hại cho sức khỏe con người.
Trên báo Sức khỏe&Đời sống số 161 ra ngày 9/10 đã có bài viết: Hương tẩm hóa chất ảnh hưởng sức khỏe thế nào? phản ánh về thực trạng một số người dân tại xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên sử dụng hóa chất trong việc ngâm tăm hương nhằm làm hương sau khi cháy xong sẽ đậu tàn. Trong số báo này, chúng tôi ghi nhận ý kiến từ các nhà khoa học và những người trực tiếp làm việc tại các đền, chùa.
Hương tẩm hóa chất gây nhiều bệnh
Trao đổi với phóng viên về sử dụng hóa hóa chất trong làm hương, TS. Nguyễn Công Ngữ - Nguyên trưởng phòng Nghiên cứu thực phẩm - Viện Công nghệ sau thu hoạch thuộc Bộ NN-PTNT cho biết, trong làm hương hiện nay, do chạy theo thị hiếu người tiêu dùng, nhiều hộ sản xuất hương đã sử dụng hóa chất là axít photphoric (H3PO4) để ngâm tăm hương.
Phân tích theo khía cạnh hóa học, khi ngâm tăm hương vào H3PO4 các hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính của que tre, nứa) tạo thành estephotphat. Sau khi được phơi khô, nước sẽ bay hơi, trên tăm hương sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt hương, nhiệt độ sẽ làm cho estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P2O5) làm que hương cháy nhanh hơn đồng thời kéo tàn hương có hình cong tròn. Tuy nhiên, các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt hương sẽ có chất P2O5. Chất này tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mòn; tác động lên hệ hô hấp gây khó thở; tác động lên giác mạc gây ngứa mắt. Vì những lý do này mà khi đi đền, chùa gặp khói hương đốt dày đặc nhiều người có biểu hiện chảy nước mắt, ho sặc sụa...
Về lâu dài, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm mắt ngày càng mờ đi, thị lực giảm xuống, thậm chí có thể gây mù lòa. Lo ngại hơn, bởi lẽ khi hít phải khói hương có sử dụng H3PO4 trong quá trình ngâm tăm hương, các chất độc hại sẽ không thể tác động ngay, mạnh đến cơ thể, mà nó sẽ tích lũy dần dần, gây nguy hại từ từ cho con người.
Tìm hiểu thêm ảnh hưởng của khói hương trong các đền chùa, phóng viên SK&ĐS trao đổi với chị Trần Lệ Thúy - Ban quản lí di tích đền Quán Thánh cho biết, đền Quán Thánh là di tích cấp nhà nước cho nên hiện nay việc đảm bảo di tích được đặt lên hàng đầu, tiếp đó là đảm bảo sức khỏe cho những người làm việc tại đền và sức khỏe cho cộng đồng. Khi người dân đi lễ chùa, nếu để thắp hương tràn lan sinh ra nhiều khói và chính khói hương là nguyên nhân làm hư hại di tích. Vì lẽ đó, hơn 15 năm nay, đền đã quy định người dân đi lễ chỉ được thắp hương ở bát hương để phía ngoài sân. Cùng đó, hương bây giờ được sản xuất ở nhiều nơi và chất lượng như thế nào thì chưa thể kiểm soát được. BQL đền chỉ chọn lọc những loại hương có thương hiệu giữ lại để du khách thắp, còn những loại hương không có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng sẽ được đốt hết nhằm tránh nguy cơ hỏa hoạn và đảm bảo sức khỏe cho mọi người. "Làm việc tại đây, ngày nào tôi cũng phải sử dụng thuốc nhỏ mắt, bản thân tôi đã từng bị ngứa mũi, không chỉ tôi mà tất cả những người làm việc tại đền vào những ngày rằm, mùng 1 đều rất sợ khói hương", chị Thúy phân trần.
Còn BS Phạm Văn Sỹ-Trưởng trạm y tế xã Bảo Khê, TP. Hưng Yên cho biết, trạm y tế xã có biết việc một số hộ dân có sử dụng hóa chất trong quá trình làm hương. Với trách nhiệm của mình, trạm y tế đã đến các hộ dân tìm hiểu về vấn đề này, các hộ dân cho biết, hiện nay sản xuất hương có 2 loại, không đậu tàn và đậu tàn (có sử dụng hóa chất). Chúng tôi có hỏi hóa chất đó là gì, một số hộ cho biết, đây là một loại axít, hộ thì bảo không biết tên, chỉ biết mua để sử dụng, thậm chí có hộ còn cho rằng đây là bí quyết riêng của gia đình. Thời gian tới, chúng tôi mong rằng cơ quan chuyên môn nên có sự tìm hiểu về loại hóa chất này là gì, độc hại ra sao. Còn nếu như chỉ cơ quan y tế ở địa phương thì rất khó có thể lấy được câu trả lời thật sự của các hộ sản xuất hương vì liên quan đến "cơm áo gạo tiền" của họ.
Theo Báo SKĐS
Ngày 17-10, Cục Quản lý dược cho biết, hiện nay dự thảo thông tư liên tịch về quản lý giá thuốc thay thế Thông tư liên tịch số 10-2007 đang được soạn thảo theo hướng tăng cường trách nhiệm và quản lý giá thuốc hơn nữa.
Thừa Thiên - Huế: Mỗi ngày có từ 10 đến 15 bệnh nhân phải nhập viện do sốt xuất huyết (SXH). Nguyên nhân do đợt mưa lũ kéo dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh phát triển. Ngành y tế tỉnh đang đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức phòng dịch SXH cho người dân, nhất là vùng bị ngập lụt như tập trung diệt bọ gậy; không để nước mưa ứ đọng trong các vật dụng chum, vại... Những xã, phường đã bùng phát dịch SXH sẽ xử lý trên diện rộng làm ba đợt; tập trung xử lý ở những ổ dịch tại thành phố Huế và thị xã Hương Thủy... Từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên - Huế đã có hơn 1.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 2 người tử vong. Tỉnh đã trích ngân sách 5 tỷ đồng để hỗ trợ công tác phòng dịch sốt xuất huyết như mua hóa chất, phương tiện, tuyên truyền...
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 chỉ rõ: Xã hội chúng ta xây dựng có đặc trưng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII lần đầu tiên khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
(HBĐT) - Ngày 15/10, BCĐ vận động hiến máu nhân đạo huyện Lương Sơn đã tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 3 năm 2010. Đây là hoạt động thường niên của huyện nhằm khơi dậy tinh thần nhân đạo, nghĩa cử cao đẹp trong nhân dân.
(HBĐT) - Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân tại địa phương ngày càng lớn là áp lực đòi hỏi đội ngũ thầy thuốc thành phố Hoà Bình không ngừng trau dồi nghiệp vụ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn.
(HBĐT) - Năm 2009, Trạm Y tế xã Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã. Trạm đang tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.