Vào mùa thu, việc chú trọng ẩm thực để điều dưỡng tim phổi, thông qua vận động tiếp tục duy trì năng lượng, tăng cường thể chất, đồng thời đừng quên bảo vệ cho làn da của mình.

 

  

Bước vào mùa thu, thời tiết trở nên mát mẻ phù hợp với nhiệt độ cơ thể con người. Nhiệt độ hạ thấp, nhu cầu ăn uống của chúng ta dần dần tăng lên, sức tiêu hóa cũng tăng cao, đây chính là mùa thích hợp để bồi bổ dinh dưỡng không đủ do khí hậu mùa hè nóng bức gây ra.

 

Mùa thu cũng là mùa bội thu, các loại thịt động vật, mỹ vị, chủng loại rau quả đầy đủ, số lượng nhiều, là mùa tốt nhất để bồi bổ. Tuy nhiên, nếu bồi bổ không đúng cách, sẽ dễ gây ra dư thừa dinh dưỡng hoặc là thực phẩm không hợp gây ra tổn hại cho cơ thể. Vậy mùa thu nên chú ý bổi bổ ẩm thực như thế nào?

 

Cần chú ý ngăn chặn nhiệt năng “quá thừa”. Mùa thu, do khí hậu thích hợp, thực phẩm phong phú nên chúng ta thường ăn nhiều. Dung nạp quá nhiều nhiệt lượng vào trong cơ thể thì sẽ chuyển hóa thành chất béo tích tụ lại, làm cho cơ thể phát phì. Như thế sẽ gây ra nhiều hậu quả không tốt.

 

Khi ăn uống vào mùa thu, nên chú ý dung nạp lượng thức ăn thích hợp, không nên ăn quá nhiều, ăn tùy tiện và theo sở thích.

 

Mùa thu chúng ta nên hạn chế ăn những thực phẩm khô, nóng, cay hoặc mang tính kích thích mạnh, ví dụ như ớt cay, hạt tiêu…. Nên ăn nhiều rau xanh, rau cần, củ quả như bí, củ cải, quả bầu, cà tím, rau xanh, táo, chuối vv.

 

Đông Y cho rằng: “Mùa thu thích hợp những món ăn ấm, kỵ những món lạnh”. Do mùa thu tiết trời chuyển từ nóng sang lạnh, có thể chúng ta cũng biến đổi theo thời tiết, sinh lý, trao đổi chất cũng thay đổi, nếu ăn uống lạnh sẽ làm cho tiêu hóa không tốt và dễ gây ra cách bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, trong vấn đề ăn uống bồi bổ vào mùa thu nên tránh ăn những thực phẩm mang tính hàn, lạnh, nên ăn nhiều thực phẩm mang tính ôn, để giữ cho cơ thể ở nhiệt độ thích hợp.

 

Ngoài việc bồi bổ trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần phải chú trọng rèn luyện tính “chịu lạnh” để tăng cường cho cơ thể thích ứng với sự thay đổi của khí hậu, đồng thời dựa vào đặc điểm của mùa thu, có thể uống một số loại thuốc đông y có tác dụng nhuận phổi hóa đờm, ích âm ích khí như nhân sâm, bách hợp....

 

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục