Trong và sau lũ lụt, vùng nước ngập bị ô nhiễm rất nặng bởi phân, rác của chuồng trại gia súc, gia cầm; xác động, thực vật chết thối rữa; cống rãnh khuếch tán chất thải bẩn vào nước. Không thể sử dụng nguồn nước ô nhiễm đó cho sinh hoạt vì nguy cơ bùng phát bệnh dịch rất cao. Vì vậy việc xử lý nước dùng cho sinh hoạt, nấu ăn, tắm rửa là việc làm cấp thiết để bảo vệ sức khỏe nhân dân. Báo Sức khoẻ&Đời sống giới thiệu bài viết về cách xử lý nước.

 

 Thầy thuốc giúp dân khử khuẩn nước sau khi lũ rút.

Cách làm cho nước trong

Làm trong nước bằng cách dùng một miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay (khoảng 1g) hòa tan phèn vào một gáo nước, sau đó đổ gáo nước vừa hòa tan phèn vào xô đựng nước khoảng 20 - 25 lít và khuấy đều. Sau khoảng 30 phút khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong. Nếu muốn làm trong lượng nước nhiều hơn thì bà con dùng xô chứa được 20 lít, đong nước đổ vào các dụng cụ lớn hơn như chum, vại, lu hay thùng nước, bể nước, rồi lấy lượng phèn chua để làm trong nước theo tỷ lệ nêu trên (1g phèn cho 20 -25 lít nước). Khi làm trong nước ở các dụng cụ chứa nước lớn như vậy thì phải múc lấy nước trong ở trên đổ sang vật chứa khác để khử khuẩn.  

Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước, lọc nhiều lần cho đến khi nước trong mới khử khuẩn.

 Thau rửa sạch nước trong giếng.

Cách khử khuẩn nước

- Sử dụng viên aquatabs:  cách tốt nhất và tiện nhất là dùng viên aquatabs 67mg để khử khuẩn nước. Cách dùng: cho 1 viên aquatabs loại 0,67mg vào 20 lít nước trong, đậy nắp lại, đợi sau 30 phút để chất khử diệt hết vi khuẩn là dùng được. Nước đã xử lý bằng aquatabs 67mg có thể uống được mà không cần đun sôi vẫn rất an toàn, giúp phòng tránh các bệnh do nước nhiễm khuẩn gây ra. Trên thị trường có nhiều dạng viên aquatabs với các hàm lượng khác nhau, nên khi dùng bà con cứ dùng theo tỷ lệ nêu trên.

Aquatabs với hàm lượng clo hoạt tính là 90%, cao hơn hẳn so với hàm lượng clo hoạt tính của các chất khử khuẩn khác như cloramin B:25%; clorin 70%, 65%; nước javen: 8-12%.

- Khử khuẩn nước bằng viên cloramin B: một viên khử khuẩn nước cloramin B 0,25g dùng để khử khuẩn cho 25 lít nước trong. Cách làm: hoà tan viên khử trùng nước (viên cloramin B 0,25g) vào một gáo nước, đổ gáo nước đó vào xô nước khoảng 25 lít đã được làm trong và khuấy đều. Khoảng 30 phút sau mới sử dụng nước. Nước đã khử trùng phải đun sôi mới được uống. Nếu muốn khử khuẩn lượng nước nhiều hơn thì bà con có thể dùng 1/3 thìa canh bột cloramin B (tương đương 3g) dùng để khử trùng lượng nước là 300 lít; hoặc đong lượng nước rồi sử dụng cloramin B theo tỷ lệ nói trên.

Cách xử lý giếng nước để ăn uống và sinh hoạt ổn định sau lũ lụt

Sau khi nước lụt đã rút, bà con cần tiến hành dọn vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở để ổn định cuộc sống. Trong đó việc xử lý các nguồn nước phục vụ cho ăn uống tắm rửa là rất quan trọng để phòng tránh bệnh dịch.

 Pha thuốc khử khuẩn nước bằng Cloramin B.

Xử lý nước giếng khơi

- Làm trong nước giếng: dùng phèn chua với liều lượng 50g/1m3 nước, nếu nước quá đục có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/1m3 nước. Hòa tan hết lượng phèn vào một thùng nước, tưới đều lên mặt nước giếng, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần, nên thay đổi vị trí để có thể khuấy nước khắp giếng; đợi từ 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thấy nước giếng đã trong thì tiến hành khử khuẩn.

- Khử khuẩn giếng nước: dùng cloramin B, cần tính lượng cloramin B cần thiết cho giếng nước với nồng độ cần thiết là 10g/m3. Có thể dùng một số hóa chất khác như: clorua vôi 20%, nồng độ 13g/m3 nước; clorua vôi 70%, nồng độ 4g/m3 nước.

Cách làm: hòa lượng hóa chất nói trên vào một gầu nước hay một thùng nước, khuấy cho tan hết. Tưới đều gầu nước đã hòa tan hóa chất khử khuẩn lên mặt nước giếng. Thả gầu cho chìm sâu khoảng nửa cột nước rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần, cần thay đổi vị trí để khuấy đều nước trong giếng. Nếu không ngửi thấy mùi clo trong nước giếng thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên vào giếng và khuấy đều, cứ cho thêm nhiều lần như vậy cho đến khi nào nước giếng có mùi clo thì dừng. Về nguyên tắc nước giếng sau khi khử khuẩn phải có nồng độ clo thừa là 0,5 - 1,0 mg/lít (có mùi nồng của clo). Múc nước giếng đã có mùi clo này dội lên thành giếng để khử khuẩn ở xung quanh thành giếng, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được nước giếng. Trường hợp nước giếng chưa được làm trong hoàn toàn thì phải cho thêm bột cloramin B. Nước giếng đã khử khuẩn bằng cloramin như trên vẫn phải đun sôi mới được uống. 

Lưu ý rằng không tiến hành khử khuẩn đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp phụ hết clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử khuẩn của clo. Sau khi khử khuẩn nước phải ngửi thấy mùi clo thì việc khử khuẩn mới đạt yêu cầu. Trường hợp lỡ cho quá nhiều cloramin B thì cần đợi thêm nửa giờ hoặc 1 giờ nữa cho bớt mùi nồng của clo rồi mới sử dụng nước.

Xử lý nước giếng khoan

Dọn vệ sinh bơm, sàn giếng, khơi thông rãnh thoát nước xung quanh giếng.

Bơm hết nước đục bỏ đi và bơm tiếp khoảng 15 phút nữa bỏ nước đi, sau đó có thể sử dụng được nước giếng khoan đó.

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục