Tập thói quen rửa tay trước và sau khi ăn là cách rất tốt để giới hạn cảm, cúm lây lan

Tập thói quen rửa tay trước và sau khi ăn là cách rất tốt để giới hạn cảm, cúm lây lan

Giải pháp không phải là phương tiện, chi phí mà chủ yếu mọi người phải quyết tâm thực hiện một số biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng hiệu quả

 
Ngành y có nói qua nói lại thế nào thì cảm, cúm vẫn tiếp tục là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng, nhất là vào những lúc thời tiết mưa nắng thất thường như mấy ngày qua.
 
Thầy thuốc có hứa hẹn êm tai về thuốc chủng ngừa thì cảm, cúm vẫn là thủ phạm không ngừng gây tổn hao khả năng lao động, học tập và hao tốn thường xuyên cho xã hội.
 
Chủ động giới hạn lây lan
 
Điều đáng nói là tuy siêu vi tinh ranh đủ kiểu nhưng bệnh cảm, cúm thực tế đã không thể tung hoành đến thế, nếu “con mồi” trên khắp mặt địa cầu quyết tâm để chống.
 
Cụ thể là bên cạnh chủ động tăng cường sức đề kháng thì cần chủ động giới hạn khả năng lây lan của cảm, cúm bằng cách trong nếp sinh hoạt thường ngày đừng quên một số biện pháp không đến độ quá phức tạp đến mức khó thực hiện.
 
Trước hết, dụng cụ thường dùng chính là nhịp cầu để cảm, cúm có cơ hội lan truyền từ người này sang người khác. Nói cụ thể hơn là những thứ như điện thoại công cộng, bàn phím máy vi tính, nút nhấn trong thang máy, nắm tay cánh cửa... và hàng trăm thứ khác rất gần gũi với chúng ta nhưng đều có thể dễ dàng trở thành ổ lưu trú siêu vi.
 
Tất cả vật dụng có sự tiếp xúc của nhiều người vì thế cần được sát trùng ít nhất một lần mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cũng theo tổ chức này, người đang bị cảm nên tự giác đứng xa người khác và mang khẩu trang.
 
Hơn thế nữa, khi đang có dịch bệnh cảm, cúm thì dù bản thân chưa bệnh và sinh sống ở xa ổ dịch nhưng khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, đến nơi đông người... mọi người cũng nên chủ động mang khẩu trang.
 
Lưu ý mồ hôi tay và nước bọt
 
Kế đến, mồ hôi tay là môi trường phát triển lý tưởng của siêu vi cũng như của vi khuẩn, nấm mốc theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Berkeley (Mỹ). Các nhà nghiên cứu ở đó khẳng định là chỉ cần rửa tay nhiều lần trong ngày, trước và sau mỗi bữa ăn, sau giờ làm việc, đã đủ để góp phần rất tốt ngăn chặn cảm, cúm.
 

Đơn giản nhưng phải khoa học

So với virus cúm A/H5N1, nhiều loại siêu vi khác quỷ quái hơn nhiều đang chực chờ để tiếp tục là mối đe dọa triền miên cho sức khỏe cộng đồng trong thiên niên kỷ này. Chạy theo cấu trúc của siêu vi cho dù có hay cách mấy cũng vẫn chỉ là thụ động. Đã rượt bao giờ cũng chậm ít bước. Dự trữ thuốc cảm suy cho cùng là biện pháp đắt tiền nhưng chỉ chữa cháy cầm canh, trong lúc thực tế lại không cần quá cầu kỳ hay tốn kém nếu mỗi người chủ động áp dụng biện pháp phòng bệnh, càng đơn giản càng tốt nhưng đòi hỏi phải khoa học.

Mới đây, WHO còn nhắc nhở thầy thuốc, y tá... rửa tay nhiều lần để tránh lây bệnh cho người bệnh, vì thầy thuốc trong lúc khám bệnh là môi trường trung gian giữa người đã bệnh và người chưa bệnh. Lời cảnh báo này chắc chắn không sai trong bối cảnh chất lượng y tế “tranh tối tranh sáng” của nước mình.
 
Rửa tay thì ai cũng nói là đã làm nhiều lần quá rồi nhưng nên lưu ý là rửa tay để ngăn chặn cảm, cúm đòi hỏi chút gì đó nhiều hơn nước sạch và xà phòng. Đó chính là ý thức của mỗi người trong phòng ngừa cảm, cúm lây lan.
 
Theo sau mồ hôi là nước bọt. Chuyên gia về vệ sinh phòng bệnh Đại học San Diego (Mỹ) ắt không vô cớ khi khuyến cáo mọi người tuân thủ biện pháp vệ sinh răng miệng, dùng riêng và tẩy trùng chén dĩa bởi đó là phương án thực tiễn nhất để khoanh vùng bệnh lây lan qua đường tiêu hóa.
 
Điều này hoàn toàn khả thi ở xứ mình vì hiện nay không thiếu kem đánh răng, xà phòng cũng như nước rửa chén có tác dụng thanh trùng.
 
Rõ ràng, không phải vì phương tiện, chi phí mà chủ yếu ở quyết tâm của mọi người muốn phòng bệnh
 
 
 
                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục