Một nghiên cứu của trường Đại học Tasmania (Australia) cho thấy những ai không ăn sáng thường xuyên có khả năng tăng nguy cơ bị béo phì và các bệnh về tim mạch

 

Theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học trên, nếu chúng ta rời nhà để đi làm vào buổi sáng với chiếc dạ dày trống rỗng thì có nguy cơ tăng lượng mỡ bao quanh dạ dày cũng như tăng lượng cholesterol trong máu và đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các bệnh về tim mạch.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng những người ăn sáng thất thường có lượng insulin trong máu cao hơn những người ăn sáng đều đặn. Lượng insulin trong máu cao là một dấu hiệu của chứng bệnh đái tháo đường.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành theo dõi thói quen ăn sáng của 2.184 trẻ em trong độ tuổi 9-15 vào năm 1985, trong thời gian hơn 20 năm. Trong thời gian này, các nhà khoa học tiến hành phân tích kết quả kiểm tra sức khoẻ của những người tình nguyện và so sánh với thói quen ăn uống của họ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở những người ăn sáng thất thường cao hơn so với những người thường xuyên ăn sáng. Những người mắc bệnh tim mạch thường ở độ tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân ăn sáng không đều đặn làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch được các nhà khoa học giải thích là do những người không ăn sáng thường có xu hướng ăn vặt các đồ ngọt và ít vận động hơn vì họ thường xuyên cảm thấy uể oải.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng thói quen ăn sáng không thường xuyên của bố mẹ và những người lớn có thể ảnh hưởng tới trẻ em vì thói quen này sẽ được trẻ học hỏi, tiếp thu khi lớn lên. Vì thế, các chuyên gia sức khoẻ khuyên bạn nên dành một chút thời gian ăn sáng cùng gia đình trước khi ra khỏi nhà./.

                                                                                    Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hoa mua chữa bệnh

Ở vùng đồi núi nước ta thường thấy cây hoa mua mọc hoang khắp nơi. Là loại cây hoang dã nhưng đều được nhân dân miền núi sử dụng làm thuốc chữa bệnh vì cũng giàu dược tính. Cây mua có nhiều loại như loại hoa màu hồng tím (dã mẫu đơn), loại hoa màu đỏ (mua leo), loại hoa màu hồng (mua núi) và cây mua đỏ (mua ông). Để cùng tham khảo và có thể áp dụng đạt hiệu quả cao, dưới đây xin giới thiệu cụ thể từng loại mua dùng làm thuốc.

Lại thêm kiểu chữa bệnh kỳ quái: Một, hai... ba là ra bệnh (!?)

Từ thông tin của CTV, PV báo Sức khỏe&Đời sống đã tìm tới làng Viên Du, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc để mục sở thị cách chữa bệnh lạ kỳ mà "thần y" Phan Thị Chanh (cô Chanh) đang "sở hữu". Chỉ với ánh mắt nhìn qua bệnh nhân, hát cho bệnh nhân nghe và với những lời phán chữa bệnh rất mơ hồ, cô Chanh có thể chữa được bách bệnh từ bệnh thông thường cho đến nan y. Điều đáng nói hơn nữa, đó là sự việc khám chữa bệnh của cô Chanh đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng dường như chính quyền địa phương không có bất cứ biện pháp nào ngăn chặn nào mặc dù biết rõ cô Chanh hoàn toàn không được phép khám chữa bệnh.

Từng bước hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng “công bằng, hiệu quả và phát triển”

(HBĐT) - Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, ngành Y tế Việt Nam đứng trước những vận hội và thách thức mới trong việc bảo đảm quyền CSSK người dân và nâng cao chất lượng dân số cộng đồng. Sự ủng hộ của nhân dân, của các ngành, các cấp chính quyền và sự nỗ lực vượt bậc của ngành Y tế là điều kiện tiên quyết để thành công. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập, hợp tác để phát triển trong một thế giới cộng đồng trách nhiệm về các vấn đề đa phương và song phương cần được xem xét trong thực thi các chính sách y tế.

Dự án Kích tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và xử trí một số dấu hiệu bệnh thường gặp ở trạm y tế xã

(HB§T) - Dự án nâng cấp dịch vụ y tế cộng đồng (KICH) vừa tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và xử trí một số dấu hiệu bệnh thường gặp ở trạm y tế xã.

10 phương pháp “chữa bệnh” không tốn tiền

Nằm ngửa, duỗi thẳng, giơ đầu gối chân phải về hướng ngực, hai tay giữ chặt ở mắt cá chân, đếm từ 1-10, sau đó thẳng chân phải, đổi chân trái và lặp đi lặp lại động tác. Bài tập này sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả.

Có nên tiêm phòng vaccin cúm ở người bệnh hen?

Tác động tiêu cực của cúm đối với bệnh hen là điều đã được nhận biết từ nhiều năm nay. Các nghiên cứu cho thấy, số lần đi khám, cấp cứu, số lần nhập viện, lượng thuốc sử dụng trong điều trị hen, số đợt cấp của hen, tỷ lệ viêm phổi và tỷ lệ tử vong do hen đều tăng lên rõ rệt trong mùa cúm ở những người bệnh hen, đặc biệt là trẻ em và những người trên 65 tuổi. Ngoài ra còn có những bằng chứng cho thấy, các tổn thất cũng như những phiền toái do cúm gây ra ở những người bệnh hen cũng đều cao hơn so với những người không mắc hen.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục