Long nhãn
Có một trí nhớ tốt là mơ ước của mọi người nhất là học sinh, sinh viên và những người lao động trí óc, đặc biệt là những người đứng trên bục giảng. Nhưng, vì nhiều lý do khác nhau như thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục, chế độ ăn uống... nên khả năng ghi nhớ của mỗi người cũng khác nhau. Để bảo vệ và tăng trí nhớ, thuốc cổ truyền cũng đóng một vai trò quan trọng.
Viễn chí: Ở nước ta có tới 11 loài viễn chí được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng là vỏ của rễ. Rễ được ủ mềm, rút bỏ lõi, rồi đem chích với nước sắc cam thảo hoặc sao vàng... Viễn chí có tác dụng ích trí, an thần, dùng trong các trường hợp tâm thần bất an, trí nhớ suy giảm, hay quên. Ngoài ra còn có tác dụng hóa đờm chỉ ho, khai khiếu, làm thính tai, sáng mắt. Có thể phối hợp với một số vị thuốc khác để giúp cho trí nhớ minh mẫn hơn: Viễn chí, đảng sâm, bạch truật, liên nhục, long nhãn, hắc táo nhân, mạch môn, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang, uống liền 3 tuần lễ. Bài này thích hợp cho những người kém ăn, kém ngủ mà trí nhớ suy giảm.
Hoặc viễn chí, liên tâm, táo nhân (sao đen), thảo quyết minh (sao đen), mạch môn, huyền sâm, chi tử, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang. Uống liền 3 tuần. Bài này thích hợp cho những người cơ thể ở trạng thái nhiệt, háo khát, táo bón, tâm hồi hộp, mất ngủ trí nhớ suy giảm.
Lưu ý: Những người có thai không nên dùng các bài thuốc có viễn chí vì thành phần saponin trong viễn chí có tác dụng gây co thắt tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
Long nhãn: Là cùi quả, có tác dụng ích trí, an thần, được dùng trong các trường hợp trí nhớ suy giảm, hay quên. Còn có tác dụng bổ huyết, dùng khi cơ thể thiếu máu, da xanh, gầy. Khi dùng có thể phối hợp với hoàng kỳ, đương quy... hoặc phối hợp với cao ban long trong cổ phương "Nhị long ẩm": Long nhãn 32g, cao ban long 32g. Cách dùng: long nhãn nấu kỹ với nước, vắt lấy một bát nước (300 ml), nhân lúc còn nóng, cho các miếng cao ban long vào, quấy cho tan đều. Uống ấm, cách 2 ngày uống một lần. Phương thuốc này tốt cho những người trí nhớ suy giảm, hay quên, kém ăn, kém ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm, hay sốt về chiều, đại tiện táo kết, sắc mặt vàng vọt, da khô, phụ nữ lượng kinh nguyệt ít.
|
(HBĐT) - Ngày 19/11, Tiểu Dự án VNM7PN4358 - Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Quỹ dân số Liên hợp quốc UNFPA tổ chức Hội thảo “Tăng cường khả năng của người có HIV tiếp cận với các nguồn tín dụng”. Tham dự hội thảo có đại diện, lãnh đạo các Vụ, Cục T.Ư, Ngân hàng CSXH Việt Nam, Dự án UNFPA, cùng các Sở, ban, ngành của 2 tỉnh Hoà Bình và Tiền Giang.
(HBĐT) - Ngày 13/8/2010, Đội quản lý thị trường số 1 - thành phố Hoà Bình đã tiến hành kiểm tra cửa hàng bán thực phẩm chức năng (TPCN) của ông Nguyễn Ngọc Thủ tại tổ 13, phường Đồng Tiến. Qua kiểm tra đã phát hiện ông Thủ đang kinh doanh một số lượng lớn TPCN không có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh do Sở Y tế cấp. Toàn bộ số hàng trị giá khoảng trên 30 triệu đồng đã bị thu giữ, chờ xử lý. Ông Thủ bị xử phạt hành chính 12,5 triệu đồng. Đây là một trong những động thái mạnh mẽ của cơ quan chức năng, kiên quyết ngăn chặn buôn bán TPCN trái phép đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh ta.
Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập “Ban thanh tra đặc biệt”. Đây là một sự kiện quan trọng đặc biệt, đánh dấu sự ra đời của Thanh tra Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam và 19 năm thành lập Thanh tra ngành y tế, báo SK&ĐS trân trọng giới thiệu bài viết phản ánh chặng đường hình thành và phát triển của thanh tra ngành y tế.
Về già, mắt sẽ bị thoái hoá điểm vàng (hoàng điểm). Có nhiều dạng thoái hóa điểm vàng, trong đó thoái hoá điểm vàng tiến triển nhanh đến giai đoạn cuối, hay còn gọi là dạng thoái hoá điểm vàng tân sinh mạch máu là rất nguy hiểm, dẫn tới mất thị lực hoàn toàn. Chỉ có khoảng 10% trong số người thoái hoá điểm vàng do tuổi già bị thoái hoá điểm vàng dạng này...
Trước đây, bệnh nhân bị liệt thường phải chấp nhận cảnh tàn phế suốt đời. Nhưng nay, bằng kỹ thuật vi phẫu hiện đại, Viện Chấn thương chỉnh hình quân đội đã thực hiện thành công việc chuyển ghép dây thần kinh để phục hồi chức năng của tay bị liệt.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois (Mỹ) đã rút ra kết luận này sau khi nghiên cứu trên loài chuột.