Hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi là một bệnh thường gặp và nguy hiểm vì dễ làm bệnh nhân ngã bất thình lình gây hậu quả khôn lường. Những tác nhân thuận lợi gây hạ huyết áp khi đứng là sự suy yếu của hệ thống tĩnh mạch, các bệnh gây mất nước và tác dụng phụ của thuốc. Vì thế phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng là mối quan tâm hàng đầu của cả bệnh nhân và thầy thuốc.

 

Cách nhận biết

Chỉ cần đo huyết áp là có thể phát hiện được bệnh: Để bệnh nhân nằm nghỉ khoảng 20 phút rồi đo huyết áp ở tư thế nằm, sau đó cho bệnh nhân đứng dậy, sau khi đứng từ 1 - 5 phút sẽ tiến hành đo hết áp ở tư thế này, nếu thấy huyết áp tâm thu tụt xuống lớn hơn hoặc bằng 20mmHg so với huyết áp khi nằm là có hiện tượng hạ huyết áp khi đứng. Vào những thời điểm huyết áp thấp nhất trong ngày nên đo huyết áp kiểm tra như ban đêm, buổi sáng khi ngủ dậy, sau khi ăn…

Các biện pháp phòng ngừa

Kiểm tra lại các thuốc đang dùng có nguy cơ gây hạ huyết áp khi đứng như thuốc an thần kinh, chẹn beta, lợi tiểu… nếu có thì hãy đọc lại chỉ định dùng thuốc, cân nhắc xem có nên ngừng thuốc hay không?

Cần thông báo cho bệnh nhân biết những tình huống nguy hiểm, giờ nguy hiểm có thể xảy ra hạ huyết áp khi đứng để đề phòng.

Những giờ nguy hiểm: Ban đêm, sáng ngủ dậy, sau khi ăn, sau khi uống một số thuốc như thuốc giãn mạch như thuốc ức chế canxi…

Mất nước do một số nguyên nhân như sốt cao, tiêu chảy, nôn nhiều, chán ăn… phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để kịp thời điều trị.

Cần chú ý đến một số người có nguy cơ mất máu tiềm tàng như bệnh lý dạ dày, viêm thực quản, bệnh viêm ruột, trĩ… hoặc đang dùng thuốc chống đông hay thuốc kháng viêm không steroid.

Đối với nguyên nhân gây bệnh là do suy hệ tĩnh mạch, nhất là hệ tĩnh mạch chi dưới thì băng ép các chi dưới là biện pháp chủ yếu, rất có hiệu quả để điều trị nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Cần dùng loại băng thun chứ không phải loại băng chống giãn tĩnh mạch. Muốn có kết quả tốt phải băng theo chiều dọc và mang băng cả ngày lẫn đêm.

Chế độ ăn không nên kiêng ăn mặn tuyệt đối, tránh ăn uống thịnh soạn, không uống nhiều rượu, tốt nhất là ăn nhiều bữa nhỏ, khi ăn xong không nên đứng lên nhanh.

Tránh đứng lâu một chỗ, có thể đổi chân hoặc giậm chân đi lại tại chỗ để cho máu lưu thông, tăng tuần hoàn trở về của máu tĩnh mạch. Khi đang nằm, nếu muốn nhổm đứng dậy thì không nên bật dậy ngay mà nên thực hiện từng bước một, đầu tiên là ngồi dậy trên giường, rồi buông chân xuống đất, sau đó từ từ đứng lên, nếu thấy xuất hiện triệu chứng gì lạ, nên ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay và gác chân lên cao.

                                                            Theo SKĐS

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

5 thành phần nguy hiểm nhất có trong thực phẩm

Bạn có biết, các chất làm ngọt, phẩm màu, chất bảo quản... có trong thực phẩm chế biến sẵn đều vô cùng nguy hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là 5 thành phần nguy hiểm nhất mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.

Lạc Sơn: Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng - chống HIV/AIDS năm 2010.

(HBĐT) - Thực hiện chương trình Tháng hành động phòng - chống HIV/AIDS của tỉnh, ngày 28/11, Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Sơn, tổ chức điểm lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng - chống HIV/AIDS năm 2010 tại xã Liên Vũ.

Yên Thượng tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ

(HBĐT) - Là địa bàn vùng đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, xã Yên Thượng còn không ít trở ngại khi giao thông không thuận tiện, đời sống chưa cao, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, bao gồm cả nhận thức về chăm sóc sức khoẻ. Trước thực tế đó, trạm y tế xã đã nỗ lực gần dân, bám bản, tích cực tuyên truyền tác động vào nhận thức và làm chuyển biến hành vi của bà con.

Hơn 30 thí sinh tham dự tuyên truyền viên giỏi về dinh dưỡng huyện Tân Lạc

(HBĐT)- Ngày 28/11, tại xã Mãn Đức, Hội PHPN tỉnh và Hội PN huyện Tân Lạc đã phối hợp tổ chức thi tuyên truyền viên giỏi về dinh dưỡng năm 2010. Hơn 30 thí sinh là tuyên truyền viên dinh dưỡng, thành viên các CLB phòng chống suy dinh dưỡng, CLB phát triển kinh tế gia đình 5 xã Thanh Hối, Phú Cường, Tử Nê, Mãn Đức, Mỹ Hoà đã về tham gia hội thi.

Trạm y tế xã Mai Hạ (huyện Mai Châu): Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa y tế

(HBDDT)- Trước năm 2009, một bộ phận dân cư ở xã Mai Hạ ( Mai Châu) gặp nhiều khó khăn trong đời sống. Việc khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình đôi lúc cũng chưa được chú trọng. Trạm Y tế xã rơi vào tình trạng thiết bị phụ vụ khám và điều trị thô sơ; đội ngũ cán bộ, y - bác sĩ thiếu… Với quyết tâm đẩy mạnh khám, chữa bệnh cho nhân dân, hoàn thành các mục tiêu y tế và đặc biệt là phấn đấu xây dựng trạm chuẩn quốc gia. Trạm Y tế xã Mai Hạ đã chủ trương thực hiện xã hội hóa y tế.

Đề phòng ho khi thay đổi thời tiết

Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh…là những chứng ho rất thường gặp. Chứng ho này thường tái phát vào các thời điểm giao mùa, hoặc mùa lạnh. Người bệnh dễ bị kích thích tại vùng họng gây ngứa rát họng và ho. Ho không chỉ tái phát nhiều lần mà còn kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tức ngực, bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Những đối tượng hay bị ho thường có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục