Những năm gần đây, cholesterol cao bị liệt vào nguy cơ chính gây bệnh tim mạch - căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới, qua mặt cả ung thư và AIDS. Công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy gần 45% cư dân thành thị có mức cholesterol cao không ít người giật mình...
Báo động tình trạng cholesterol cao
Trước nay, nhiều người khi nhắc tới cholesterol cao thì vô tư cho rằng đó là bệnh của người phương Tây do thường dùng thức ăn béo, hay có chăng cũng chỉ rơi vào những người ngoài 60 tuổi. Song sự thực đã không còn như vậy.
Trong hội thảo “Tình trạng cholesterol cao ở người Việt Nam và giải pháp dự phòng” do Hội Tim mạch Việt Nam tổ chức gần đây, PGS.TS Lê Bạch Mai - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố cuộc khảo sát về tình trạng cholesterol cao ở người trưởng thành Việt Nam. Khảo sát được thực hiện trong ba năm (2007-2010) ở cả thành thị, nông thôn, vùng núi và vùng duyên hải. Theo đó, bình quân tỷ lệ người Việt Nam nói chung có lượng cholesterol cao là 29,1%, riêng ở khu vực thành thị tỷ lệ này lên tới 44,3%. Xem ra, nỗi lo cholesterol cao không còn là chuyện của trời Tây hay người có tuổi nữa: giờ đây nó là vấn đề đáng báo động của bất cứ người trưởng thành nào.
Vì sao đáng báo động?
Hầu hết lượng cholesterol trong cơ thể (70-80%) là do gan tự sản xuất, cho nên thực phẩm chúng ta ăn vào nên giới hạn trong khoảng 20% còn lại để không gây dư thừa. Thế nhưng, với lượng thức ăn nhiều dầu mỡ và chất đạm, mỗi ngày chúng ta lại nạp thêm một lượng lớn cholesterol. Điều đó giải thích tại sao rất hiếm người thiếu cholesterol mà thông thường chỉ có người đủ hoặc thừa cholesterol. Lượng cholesterol cao hơn ngưỡng an toàn sẽ gây ra tác dụng ngược, đặc biệt là nếu thừa cholesterol LDL-C (còn gọi là cholesterol xấu).
Nếu ta nạp cholesterol nhiều qua đường ăn uống khiến cơ thể không “xài” hết, chất này sẽ nằm trong máu, rồi… vạ vật bám vào thành động mạch. Khi cholesterol tích tụ theo thời gian, đến một lúc nào đó “mạng xa lộ” dẫn máu từ tim đi khắp các bộ phận của cơ thể sẽ hẹp dần lại. Thành động mạch mất tính đàn hồi dẫn đến chứng xơ cứng động mạch. Một khi lớp cholesterol bám trên thành động mạch vỡ ra sẽ gây “nghẽn đường”, tê liệt giao thông của máu, dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim. Còn nếu chẳng may động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn thì sẽ gây ra đột quỵ.
Thứ chất béo ban đầu tưởng như vô hại này đã âm thầm gây ra 17,5 triệu cái chết mỗi năm trên toàn cầu. Một con số đủ khiến bất cứ ai nhìn vào cũng phải “ngán”. Ở một góc cạnh nào đó, có thể hình dung tình trạng cholesterol cao cũng như bom nổ chậm vậy.
Làm gì để “tháo kíp bom nổ chậm”?
Điều đáng nói là phần lớn người thừa cholesterol “chung sống hòa bình” với “trái bom nổ chậm” này mà không hay biết, cho đến khi tình cờ khám bệnh phát hiện ra hay khi “bom” tự động phát nổ thành các bệnh tim mạch. Vì thế, rất khó kiểm soát lượng cholesterol nếu chúng ta không khám sức khỏe định kỳ và phòng ngừa ngay từ ban đầu bằng lối sống tích cực, loại trừ cholesterol thừa trong cơ thể.
Cũng theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng quốc gia, sự gia tăng số người bị thừa cholesterol là do những thay đổi về lối sống: vận động giảm; dinh dưỡng nghiêng về chế độ ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ... Trong giải pháp dự phòng do các chuyên gia đề ra tại hội thảo của Hội Tim mạch Việt Nam, vấn đề dinh dưỡng được đặc biệt nhấn mạnh. Người dân nên tăng cường các loại rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hằng ngày; ăn nhiều cá; hạn chế chất béo từ động vật, thực phẩm chiên xào và các thực phẩm chế biến sẵn…
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng dầu màng gạo có khả năng giúp giảm cholesterol dư thừa trong cơ thể nhờ chứa nhiều gamma oryzanol. Khi vào cơ thể, vi chất này sẽ ngăn chặn ruột hấp thụ cholesterol từ thức ăn và cả cholesterol do gan tiết ra, đào thải chúng ra ngoài, do vậy giúp giảm lượng cholesterol thừa.
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT)- Ngày 28/11, tại xã Mãn Đức, Hội PHPN tỉnh và Hội PN huyện Tân Lạc đã phối hợp tổ chức thi tuyên truyền viên giỏi về dinh dưỡng năm 2010. Hơn 30 thí sinh là tuyên truyền viên dinh dưỡng, thành viên các CLB phòng chống suy dinh dưỡng, CLB phát triển kinh tế gia đình 5 xã Thanh Hối, Phú Cường, Tử Nê, Mãn Đức, Mỹ Hoà đã về tham gia hội thi.
(HBDDT)- Trước năm 2009, một bộ phận dân cư ở xã Mai Hạ ( Mai Châu) gặp nhiều khó khăn trong đời sống. Việc khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình đôi lúc cũng chưa được chú trọng. Trạm Y tế xã rơi vào tình trạng thiết bị phụ vụ khám và điều trị thô sơ; đội ngũ cán bộ, y - bác sĩ thiếu… Với quyết tâm đẩy mạnh khám, chữa bệnh cho nhân dân, hoàn thành các mục tiêu y tế và đặc biệt là phấn đấu xây dựng trạm chuẩn quốc gia. Trạm Y tế xã Mai Hạ đã chủ trương thực hiện xã hội hóa y tế.
Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh…là những chứng ho rất thường gặp. Chứng ho này thường tái phát vào các thời điểm giao mùa, hoặc mùa lạnh. Người bệnh dễ bị kích thích tại vùng họng gây ngứa rát họng và ho. Ho không chỉ tái phát nhiều lần mà còn kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tức ngực, bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Những đối tượng hay bị ho thường có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công
67% người Việt Nam biết mình bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là do biến chứng. Đa số chỉ phát hiện bệnh khi đã quá muộn và quá nặng, bị mù, suy thận, loét tứ chi...
Tại Hội thảo khu vực Mê Kông về phòng chống tiêu chảy do Tổ chức PATT tổ chức, nhiều kết quả nghiên cứu về bệnh tiêu chảy khiến nhiều người không khỏi giật mình. Tiêu chảy do tả và Rotavirus đang là những tác nhân hàng đầu gây nên tiêu chảy ở các quốc gia khu vực này. Tại Việt Nam, chỉ tính riêng với trẻ dưới 5 tuổi, mỗi năm chi phí nhiều triệu USD để chăm sóc trẻ nhiễm Rotavirus. Mùa đông xuân cũng là thời điểm Rotavirus dễ bùng phát và lây lan nhiều nhất.
Một bà ngoại bồng cháu trai đến khám, em bé 3 tuổi rất hiếu động nhưng vẫn chưa biết nói. Bà than phiền với chúng tôi: “Bé chỉ chưa nói chứ thông minh lắm, nóigì cũng hiểu, không biết tại sao bác sĩ bên bệnh viện Nhi lại giới thiệu sang đây khám”. Sau khi làm các test kiểm tra thính giác xong thì bé này thật sự bị điếc sâu, cần phải trợ thính ngay vì 3 tuổi mới trợ thính là hơi muộn.