TS. Nguyễn Văn Bình

TS. Nguyễn Văn Bình

Liên tiếp trong hai tháng 10 và 11, các tỉnh miền Trung đã phải hứng chịu những đợt mưa lũ lớn, không chỉ gây thiệt hại về người và của mà sau mỗi đợt lũ lụt, môi trường sống cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động, khẩn trương chỉ đạo, phối hợp vào cuộc của ngành y tế từ cơ quan Bộ Y tế đến các địa phương nên công tác khám cấp cứu, phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và đảm bảo ATVSTP trước, trong và sau bão lũ ở các tỉnh miền Trung đã có hiệu quả thiết thực. Liên quan đến vấn đề này, PV báo Sức khỏe & Đời sống đã phỏng vấn TS. Nguyễn Văn Bình- Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

 

PV: Xin ông cho biết diễn biến tình hình phòng chống dịch bệnh tại các tỉnh miền Trung hiện nay như thế nào sau khi lũ lụt đã qua?

TS. Nguyễn Văn Bình: Có thể nói, trước, trong và sau khi xảy ra mưa bão tại các tỉnh miền Trung, ngành y tế từ TW đến địa phương đã chủ động kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Do đó, trong hai đợt lũ vừa qua, ghi nhận tại các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Ninh Thuận cho thấy, trong và sau lũ hầu hết ở các địa phương này đều không xảy ra tình trạng bùng phát các  dịch bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có một số ca bệnh lẻ tẻ như SXH, tiêu chảy đã xảy ra rải rác tại một số địa phương như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Bình Định... nhưng đến thời điểm này về cơ bản ngành y tế cũng đã khống chế không để lây lan ra cộng đồng.

PV: Thưa ông, có được kết quả này là do ngành y tế đã có nhiều hoạt động để chủ động ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh bùng phát sau lũ?

TS. Nguyễn Văn Bình: Không phải trong khi xảy ra bão lụt ngành y tế mới triển khai các biện pháp phòng chống dịch, mà công tác phòng chống dịch bệnh luôn được ngành chú trọng quan tâm để chủ động, kịp thời phòng, chống dịch  bệnh. Tuy nhiên, riêng đối với đợt bão lũ vừa qua ở các tỉnh miền Trung, ngành y tế từ cơ quan Bộ Y tế đến các địa phương đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bão lụt như: Bộ Y tế đã cử các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ, và 12 đoàn do lãnh đạo các Cục, Vụ đến các địa phương vùng bão lụt để phối hợp với ngành y tế sở tại xuống trực tiếp các vùng trọng điểm bị ảnh hưởng bão lũ triển khai các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường và đảm bảo công tác ATVSTP. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã kịp thời cấp phát thuốc, hóa chất (cloramin B, viên khử khuẩn nước sạch...), máy phun hóa chất... để giúp ngành y tế các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt...

Riêng tại các địa phương trong khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tuyến huyện, xã tăng cường phối hợp các hoạt động giám sát, cấp cứu điều trị và phòng chống dịch bệnh; Cử các đoàn công tác kiểm tra và hỗ trợ công tác phòng chống lụt bão, phòng chống dịch; Cung cấp trang thiết bị, thuốc, hoá chất phòng chống dịch cho các huyện, xã và hướng dẫn cách sử dụng; Tăng cường công tác giám sát dịch: Giám sát bệnh nhân, giám sát vi sinh (phân, nước, rác) nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố nguy cơ gây dịch; Tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cường các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, chú trọng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thu gom rác, phế thải, nạo vét bùn đất, chôn lấp xác súc vật chết theo quy định; hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc khử trùng nước bằng chloramin B và aquatabs.

Ngoài ra, các đội thường trực phòng chống dịch đã được ngành y tế các địa phương tăng cường xuống các vùng bị ngập lụt để giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường, phun hoá chất tại nơi có trường hợp mắc bệnh và hướng dẫn nhân dân tiệt trùng nước sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh ăn uống.

PV: Cho đến thời điểm này, chúng ta đã thành công trong nỗ lực ngăn chặn các dịch bệnh sau lũ ở các tỉnh miền Trung. Vậy có thể rút ra những bài học kinh nghiệm nào để tiếp tục đối phó với những thảm họa, thiên tai nói chung và dịch bệnh sau lũ nói riêng về sau, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Bình: Không để dịch bệnh lớn bùng phát sau bão lũ ở các tỉnh miền Trung trong hai đợt bão lũ vừa qua và kịp thời dập những ổ dịch có quy mô nhỏ với vài ca mắc bệnh, theo tôi có được kết quả này đó là sự chủ động, kịp thời trong công tác phòng chống dịch của cả hệ thống y tế từ TW đến các địa phương. Qua đây cho thấy, việc tổ chức giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch hàng ngày để có những chỉ đạo triển khai kịp thời, đồng bộ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tới tất cả các tuyến; Dự trữ đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hoá chất thiết yếu, kịp thời hỗ trợ ngay cho các địa phương, đơn vị trước khi có bão lụt đảm bảo phòng, chống dịch và khám chữa bệnh cho nhân dân; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường cho nhân dân khi xảy ra thiên tai, lũ lụt kết hợp với huy động cả cộng đồng cùng tham gia công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh... chính là những yếu tố cần thiết để chúng ta luôn luôn chủ động phòng chống dịch thành công.

PV: Xin cảm ơn ông!

                                                                                     Theo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

5 bước đơn giản để chăm sóc da bé trong mùa đông

Các mẹ nên đặc biệt chú ý điều này nhé. Sau khi cho bé ăn các mẹ nên lau nước bọt, cặn sữa bám ở quanh miệng để giữ cho da bé luôn luôn sạch sẽ. Đây chính là một việc vô cùng đơn giản nhưng không phải lúc nào các mẹ cũng để ý.

Nan giải bài toán cholesterol

Những năm gần đây, cholesterol cao bị liệt vào nguy cơ chính gây bệnh tim mạch - căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới, qua mặt cả ung thư và AIDS. Công bố mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy gần 45% cư dân thành thị có mức cholesterol cao không ít người giật mình...

Những loại “gió độc” gây ung thư

Ba loại ung thư thường gặp thật khó trị: cứ 100.000 dân thì có 29,3 người mắc ung thư gan, 25,7 ung thư vướng phổi và 18,9 dính ung thư bao tử. Ông trời sao thật trớ trêu. Không phải đâu, người làm người chịu.

5 thành phần nguy hiểm nhất có trong thực phẩm

Bạn có biết, các chất làm ngọt, phẩm màu, chất bảo quản... có trong thực phẩm chế biến sẵn đều vô cùng nguy hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là 5 thành phần nguy hiểm nhất mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.

Lạc Sơn: Hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng - chống HIV/AIDS năm 2010.

(HBĐT) - Thực hiện chương trình Tháng hành động phòng - chống HIV/AIDS của tỉnh, ngày 28/11, Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Lạc Sơn, tổ chức điểm lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng - chống HIV/AIDS năm 2010 tại xã Liên Vũ.

Yên Thượng tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ

(HBĐT) - Là địa bàn vùng đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, xã Yên Thượng còn không ít trở ngại khi giao thông không thuận tiện, đời sống chưa cao, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, bao gồm cả nhận thức về chăm sóc sức khoẻ. Trước thực tế đó, trạm y tế xã đã nỗ lực gần dân, bám bản, tích cực tuyên truyền tác động vào nhận thức và làm chuyển biến hành vi của bà con.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục