Da cháu trắng, mùa hè trắng hồng. Nhưng tới mùa đông thì xám ngắt, ngoài ra cháu còn chịu rét kém, thường phải mặc quần áo nhiều hơn mọi người… Gần đây, có người nói, ăn trứng rán ngải cứu da sẽ hồng hào và chịu rét tốt, không biết có đúng không? (Trần Mai Hương, Gia Lâm, Hà Nội)

 

Qua hai “triệu chứng” nói trong thư, nhiều khả năng, theo chúng tôi nghĩ, bạn thuộc loại thể chất mà Đông y gọi là “hư hàn”. Nghĩa là do một số nguyên nhân nào đó, “dương khí” bị hư tổn, không đủ sức giữ thế cân bằng vơí “âm huyết”, khiến cho âm dương bị thiên lệch, dẫn tới trạng thái bệnh lý mà Đông y gọi là “hư hàn”. Đối với những người thể “hư hàn”, ngải cứu đúng là một loại thuốc rất tốt, dùng để bồi bổ khí huyết và thích hợp nhất trong mùa đông.

Bạn có thể ăn món trứng rán với ngải cứu thái vụn, thường có bán ở các quán ăn, nhưng tốt nhất là ăn trứng gà luộc với một nắm lá ngải cứu, như phụ nữ thời bao cấp thường dùng để bồi bổ và để ăn thai.

Ngải cứu còn có thể dùng pha trà uống. Tuy nhiên, muốn uống trực tiếp, cần dùng ngải cứu đã bào chế. Chế biến không đúng cách, nước ngải cứu sẽ đắng và hắc, uống vào thường gây phản tác dụng. Cần bào chế một thứ trà ngải cứu với độ kích thích nhẹ, có tác dụng tương đối ôn hoà, theo cách như sau:

Ngải cứu cho da trắng hồng mùa lạnh, Chăm sóc da, Làm đẹp, ngai cuu, da trang hong, da mat, da xam, da kho ne, cham da mua lanh, kem duong da
Ngải cứu cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non.

Hái lá ngải cứu, rửa hết đất cát bằng nước sạch ( nhất thiết không sử dụng các chất tẩy rửa). Đặt lá ngải cứu lên vỉ trong nồi hấp, đậy kín vung, hấp khoảng 1-3 phút, để khử bớt vị đắng. Mở vung nồi, hấp tiếp khoảng 1-2 phút, để cho các chất hoà tan trong nước phát tán bớt. Lấy lá ngải cứu ra, vắt kiệt nước, để khử bớt mùi. Cuối cùng đem thái nhỏ, phơi trong bóng mát. Khi đã khô, cất vào lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày có thể dùng 5-10g ngải cứu khô đã bào chế, hãm nước sôi uống, giống như uống trà.

Theo Đông y, ngải cứu có vị đắng cay, tính ấm; vào 3 kinh Tỳ, Can và Thận. Có tác dụng điều lý máu, an thai… Có điều người thể tạng “Âm hư huyết nhiệt” sử dụng phải cẩn thận. Vì vậy để bảo đảm an toàn, trước khi sử dụng, bạn nên đến phòng khám Đông y, để thầy thuốc xác định xem, thể chất của bạn có đúng là “hư hàn” hay không.

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy:

1. Trong ngải cứu có hoạt chất xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân, nhờ vậy có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương ngoài da mau lành và chóng lên da non.

2. Trong ngải cứu có chất tanin, có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện các vết chàm (eczema), các mụn nước nhỏ  và một số chứng viêm da khác.

3. Ngải cứu có tác dụng phân giải chất béo, có thể loại trừ những cặn bã bám trên mặt da. Vì vậy, ngải cứu là loại chất làm sạch da rất tốt, đặc biệt với những ngưởi có loại da nhờn.

4. Ngải cứu lai có cả tác dụng giữ ẩm, nên cũng có tác dụng rất tốt, đối với cả những người có loại da khô.

Như vậy, bạn còn có thể sử dụng ngải cứu để dưỡng da theo cách đắp ngoài như sau: Dùng 25g lá ngải cứu khô, nấu với 1 lít nước, đậy kín nồi, đun to lửa cho sôi, tiếp đó giữ nhỏ lửa thêm 20 phút. Dùng vải xô lọc lấy nước thuốc, rót vào lọ sạch đã lau khô, cất trong tủ lạnh, dùng dần. Nếu không có tủ lạnh, hàng ngày chỉ dùng 5g ngải cứu khô, nấu với 200ml nước, dùng hết trong ngày.

Ngải cứu cho da trắng hồng mùa lạnh, Chăm sóc da, Làm đẹp, ngai cuu, da trang hong, da mat, da xam, da kho ne, cham da mua lanh, kem duong da

Các món ăn chứa ngải cứu đều tốt cho sức khỏe.

Buổi tối, sau khi rửa mặt, dùng khăn giấy thấm nước ngải cứu, đắp lên da mặt và những chỗ da xấu, sau vài phút khăn tự khô, gỡ khăn ra, rửa lại bằng nước sạch. Nếu sợ khăn giấy có tẩm hương liệu gây dị ứng hoặc làm giảm tác dụng, có thể thay thế bằng gạc hoặc vải sạch.

Ngoài tác dụng dưỡng da, thứ nước ngải cứu nói trên còn có thể chữa ngứa, chàm và mụn nước. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và những người da dễ dị ứng, cần pha loãng khoảng 4-5 lần bằng nước sạch, để làm giảm bớt độ kích thích.

                                           Theo 24H

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục