Chỉ riêng việc lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn cũng đang mang lại cơ hội điều trị hơn 70 bệnh hiểm nghèo về ung thư máu, rối loạn chuyển hóa, suy tủy...

 

Báo NLĐ số ra ngày 6-12 có bài “Ghép máu từ nhóm máu khác” nói về thành công trong việc ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn mang lại cơ hội điều trị bệnh nan y. Sau khi báo đăng, đã có nhiều bạn đọc liên hệ để tìm hiểu, tham gia chương trình này.

Biệt hóa để lưu trữ tế bào gốc từ dây rốn tại Ngân hàng Tế bào gốc MecoStem
 
Xem như “sổ tiết kiệm”
  
Chị Quách Thị Thu T. (ngụ quận Bình Thạnh - TPHCM) cho biết mới lập gia đình, đang mang thai con đầu lòng 7 tháng. Khi còn độc thân, chị có nghe về chương trình tế bào gốc nhưng không lưu tâm lắm vì bận bịu công việc. Nay thì chị đang vận động chồng tìm hiểu để đăng ký gửi tế bào gốc từ máu cuống rốn. “Tốn ít tiền nhưng cứ coi đây là sổ tiết kiệm cuộc đời cho con mà”- chị T. nói.
 
Còn anh Lê Tấn V. (chủ doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, ngụ quận Gò Vấp - TPHCM) kể cách nay 3 năm, gia đình bất lực khi nhìn một đứa cháu trai 5 tuổi chết vì căn bệnh ung thư máu dù bệnh viện đã hết lòng cứu chữa. Từ đó trở đi, anh luôn ám ảnh bởi ánh mắt của đứa cháu nên dù vợ chồng chưa có con mà vẫn tìm hiểu để tham gia.
 
Theo bác sĩ Trần Văn Bình, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM, tế bào gốc là tế bào nguyên thủy, có khả năng tự duy trì và tự biến đổi thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể và thay thế cho các tế bào ở các mô, cơ quan bị mất đi do già và chết tự nhiên hoặc bị tổn thương vì các nguyên nhân khác nhau. Chỉ riêng tế bào gốc máu cuống rốn, cho đến nay đã được sử dụng để điều trị trên 70 bệnh về ung thư máu, rối loạn chuyển hóa, suy tủy, thiếu máu nặng... Từ năm 2007 đến nay, Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TPHCM đã ghép thành công 9 trường hợp mắc bệnh lý hiểm nghèo về máu từ tế bào gốc máu cuống rốn.
 
  Có lưu trữ theo nhu cầu
 
Theo tìm hiểu chúng tôi, tại TPHCM, ngoài Bệnh viện Truyền máu và Huyết học, Bệnh viện An Sinh, còn có Ngân hàng Tế bào gốc MecoStem (gọi tắt là MecoStem, trực thuộc Công ty Cổ phần Hóa dược phẩm Mekophar), là nơi tiếp nhận lưu trữ tế bào gốc từ dây rốn.

 
Theo dược sĩ Đặng Thị Kim Lan, Tổng Giám đốc MecoStem, ngân hàng sẽ nhận các mẫu dây rốn từ hai nhóm đối tượng để tách và bảo quản tế bào. Nhóm thứ nhất là dây rốn do bà mẹ tình nguyện hiến để hình thành ngân hàng tế bào gốc công cộng dùng điều trị cho cộng đồng. Nhóm thứ hai là dây rốn do cha mẹ các em bé mới sinh có nhu cầu lưu giữ.
 
Được biết, nếu chỉ đăng ký tế bào gốc từ dây rốn thì chi phí lưu trữ năm đầu là 1.200 USD, các năm tiếp là 100 USD/năm; đăng ký lưu trữ tế bào gốc từ màng dây rốn thì năm đầu là 750 USD, các năm tiếp theo là 100 USD/năm. Thời gian lưu trữ là 18 năm. Những ai dương tính với một số loại virus như viêm gan B, viêm gan C, HIV, vi khuẩn giang mai... sẽ không tham gia lưu trữ tế bào gốc được.

Bảo mật thông tin người gửi

 
Để tham gia lưu trữ tế bào gốc từ máu dây rốn, trước hết phải liên hệ với nơi cần gửi lưu trữ để được tư vấn hướng dẫn và làm các thủ tục đăng ký. Một tháng trước ngày dự sinh, sản phụ đến ngân hàng để được làm các xét nghiệm sàng lọc. Ngân hàng sẽ giới thiệu các bệnh viện nơi có nhân viên lấy mẫu. Phải giữ liên lạc với ngân hàng để bác sĩ của ngân hàng biết ngày giờ và nơi sinh để lấy mẫu ngay tại phòng sinh/phòng mổ. Mọi thông tin cá nhân của các mẫu tế bào lưu giữ và chủ sở hữu được mã hóa và bảo mật theo nguyên tắc bảo mật ngân hàng.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục