Chất chống oxy hóa là những chất có khả năng oxy hóa các phân tử tạo ra bởi các gốc tự do và được ghi nhận là giúp ngừa một số bệnh và làm chậm quá trình lão hóa.

 

Trong nhiều bài viết liên quan đến sức khỏe trên các báo, tạp chí và trên truyền hình, các gốc tự do bị cho là thủ phạm của quá trình lão hóa và đó là lý do tại sao chúng ta cần phải ăn nhiều thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa. Vậy những loại bệnh gì gây ra bởi các gốc tự do và các loại chất chống ôxy hóa nào giúp ngừa những tác động tiêu cực này?

 

Khi chúng ta có tuổi, hầu hết những bệnh tật gây ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe đều được giải thích là kết quả của quá trình bị ôxy hóa do các gốc tự do gây ra. Những bệnh tật nghiêm trọng đó bao gồm ung thư, xơ vữa động mạch, bệnh tim và tai biến mạch máu não và mất trí nhớ.

 

Với mục đích phòng ngừa, vitamin A, betacarotin, vitamin C, vitamin E (tocopherol), Selenium, Lycopene, Coenzyme Q10 và các sản phẩm độc lập hoặc hỗn hợp nhiều chất chống oxy hóa sẽ được đưa vào cơ thể với liều lượng khác nhau.

 

Trong các chất chống oxy hóa có rất nhiều loại vitamin khác nhau. Vì vậy, không phải là sẽ tốt hơn nếu uống hỗn hợp đa vitamin mỗi ngày thay vì các vitamin đơn lẻ?

 

Đa vitamin chỉ chứa lượng chất tối thiểu cho nhu cầu hằng ngày để phòng ngừa bệnh thiếu vitamin. Để có được tác dụng chống ôxy hóa, lượng vitamin chống oxy hóa cần được nạp vào cơ thể nhiều hơn nhu cầu hằng ngày của cơ thể.

 

Ví dụ, với vitamin E, lượng bổ sung cần cao hơn ít nhất là 40 lần; lượng vitamin C cần nhiều hơn từ 10-100 lần để có được hiệu quả chống oxy hóa.

 

Tôi đang uống 2g vitamin C hàng ngày bởi vì nó được cho là giúp giảm mệt mỏi, tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh. Điều này có đúng không?

 

Hầu hết các công bố về hiệu ứng tích cực của vitamin C hiện chưa được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng.

 

Ngoài ra, nhiều hơn 200mg vitamin C sẽ không thể được cơ thể hấp thụ trong ngày và phần thừa ra sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bạn không cần phải uống nhiều hơn 1g vitamin C mỗi ngày. Và nếu uống 1g vitamin C mỗi ngày trong 1 giai đoạn dài thì nó sẽ giúp cơ thể phục hồi sau cảm lạnh dễ dàng hơn và nhanh hơn.

 

                                                   

                                                                                      Theo TuoiTre

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục