Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu gắn kết giữa đào tạo và điều trị, Bệnh viện 103 đã làm chủ những kỹ thuật cao, chuyên sâu như ghép tạng, mổ tim mở, tán sỏi ngoài cơ thể, thụ tinh trong ống nghiệm. Lần lượt chinh phục những đỉnh cao y học, sánh tầm khu vực và quốc tế, trong 60 năm qua, BV đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành y học nước nhà nói chung và y học quân sự nói riêng.
Từ mục tiêu then chốt
Bệnh viện 103 - đơn vị làm tốt công tác đào tạo và điều trị. Ảnh: Bá Hoạt
Thiếu tướng, PGS.TS Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103 chia sẻ: "Con người là một cỗ máy tinh vi nhất, đặc biệt nhất, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị bệnh là một vấn đề đòi hỏi tính khoa học cao, vì thế, công tác ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu khoa học vào nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh luôn được BV coi trọng, xem đây là một nhiệm vụ then chốt".
Hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của BV 103 không chỉ là quản lý các đề tài, ứng dụng, phát triển kỹ thuật mới, mua sắm thiết bị mới, tổ chức các hội nghị khoa học mà còn tạo được phong trào NCKH sôi động trong lực lượng trẻ, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu lấy phát triển khoa học làm động lực nâng cao chất lượng đào tạo và điều trị. Các kỹ thuật mới được ứng dụng phổ biến trong điều trị như mổ vi phẫu, phẫu thuật nội soi, mổ tim mở, can thiệp mạch, chuyển vạt da có cuống mạch, đóng đinh nội tủy có chốt, xạ trị áp sát ung thư đại tràng trước mổ...
Mỗi năm, BV thực hiện khoảng hơn 100 đề tài NCKH, trong đó có 20 đề tài và nhánh đề tài cấp Nhà nước, hơn70 đề tài cấp cơ sở, góp vào "Đại công trình khoa học 60 năm": Thực hiện 1.000 đề tài, nhánh đề tài cấp nhà nước và cấp bộ; 4.000 đề tài cấp cơ sở, 300 sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Trong đó, các kỹ thuật cao về nội khoa, ngoại khoa, cận lâm sàng... phục vụ chẩn đoán, chữa trị, cấp cứu của BV phát triển rất nhanh chóng, từ 80 kỹ thuật cao năm 2008 đến nay đã lên 200 kỹ thuật cao.
Những công trình khoa học đồ sộ đó đã và đang hằng ngày, hằng giờ được ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn trong điều trị và giảng dạy, chuyển giao cho các thế hệ thầy thuốc. Nhờ đó, đã có hơn 11 triệu lượt bệnh nhân được khám và điều trị, trong đó có 600.000 ca phẫu thuật; hàng nghìn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn, thương tích nặng… được "hồi sinh" hay kéo dài sự sống. BV đã tham gia đào tạo 22.000 bác sỹ, dược sỹ, 650 tiến sỹ, 1.800 thạc sỹ, 4.200 bác sỹ chuyên khoa cấp I, II; 10.000 bác sỹ chuyên khoa định hướng. Ngoài ra, BV còn bồi dưỡng tại chức, đào tạo chuyên khoa sơ bộ cho hàng trăm bác sỹ, kỹ thuật viên các BV tuyến dưới và trao đổi, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện trong và ngoài quân đội.
Đến những dấu son lịch sử
Cùng với nhiều công trình khoa học có giá trị cao, BV 103 đã ghi danh vào lịch sử nền y học nước nhà, trong khu vực và thế giới khi lần lượt thành công trong cụm công trình ghép tạng. Năm 1992 là ca ghép thận đầu tiên, năm 2004 thực hiện ghép gan và năm nay là ca ghép tim đầu tiên trên người tại Việt Nam. Đến nay, BV đã chuyển giao và phối hợp với 11 BV trong cả nước thực hiện thành công trên 300 ca ghép thận và 4 BV thực hiện thành công 12 ca ghép gan. Điều này không chỉ mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà còn tiết kiệm cho gia đình họ, cho xã hội một khoản kinh phí không nhỏ bởi so với thế giới, chi phí cho một ca ghép thận tại Việt Nam rẻ hơn 3,5 lần, chi phí cho một ca ghép gan rẻ hơn 2,4 lần.
Thành công của kỹ thuật ghép tạng trên người là một thành tựu khoa học có ý nghĩa to lớn về kinh tế, xã hội và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là động lực thúc đẩy một loạt chuyên ngành y học phát triển. Với giá trị khoa học và giá trị thực tiễn đặc biệt xuất sắc, cụm công trình ghép tạng này đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ.
Tự hào về truyền thống lịch sử 60 năm xây dựng và trưởng thành, "BV 103 sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm y học hàng đầu quốc gia, luôn chú trọng nâng cao cả y đức, y thuật, tinh thần, thái độ phục vụ, để nơi đây luôn là địa chỉ tin cậy của bộ đội, thương binh, bệnh binh và nhân dân trong cả nước", Thiếu tướng PGS.TS Hoàng Mạnh An khẳng định.
Theo HNM
Bà Lê Minh Hà đại diện Vụ Giáo dục Mầm non cho biết, hơn 93% số trẻ mầm non ở Nam Trung Bộ tạo được thói quen rửa tay thường xuyên.
(HBĐT) - Ngày 15/12, tại huyện Mai Châu, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thi “Nhóm lồng ghép SKSS – tín dụng/tiết kiệm - khuyến nông” truyền thông giỏi năm 2010. Tham dự hội thi có 5 đội đại diện cho 80 nhóm lồng ghép 2 huyện Mai Châu và Tân Lạc.
(HBĐT) - Theo Trung tâm YTDP tỉnh, từ cuối tháng 11, đầu tháng 12/2010, tại địa bàn xã Lâm Sơn (Lương Sơn) xuất hiện người nhiễm virut cúm tuýp B - một tuýp bệnh gây dịch lan rộng và dịch khu vực. Tổng số mắc tính đến nay là 148 người.
LTS: Gần đây NLĐO đã nhận được khá nhiều email của bạn đọc nêu thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết (SXH). Bài viết dưới đây của ThS-BS Lê Bích Liên, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, sẽ cung cấp nhiều thông tin giúp bạn đọc biết cách phòng tránh và điều trị bệnh này, nhất là đối với trẻ em.
Tin từ Học viện Quân y cho biết, đơn vị này vừa triển khai thành công mô hình nghiên cứu ghép khối ung thư người trên dòng chuột đột biến gen, thiếu hụt miễn dịch.
Do áp lực công việc, nhiều cha mẹ giao phó việc chăm sóc, dạy dỗ con cái cho người giúp việc. Song họ không ý thức rằng khi trẻ được “giao khoán” cho người giúp việc có thể tăng nguy cơ tự kỷ lên bảy lần.