Ngày 18-12, TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, ca ghép gan trên người cho bệnh nhân trưởng thành là anh Nguyễn Thanh H. (44 tuổi, ở Đà Nẵng) đã thành công. 2 ngày sau ca ghép gan này, bệnh nhân đã hồi tỉnh, các chỉ số, chức năng gan, cơ thể dần ổn định, không có hiện tượng thải ghép.
Theo TS Quyết, đây là ca ghép gan trên người trưởng thành thứ 3 được bệnh viện thực hiện thành công (ca đầu tiên thực hiện cuối năm 2007, ca thứ 2 vào tháng 5-2010). Kíp mổ đã lấy khoảng 60% thùy gan bên phải của người em họ cho gan để ghép cho bệnh nhân Nguyễn Thanh H. đã bị xơ hóa giai đoạn cuối.
Hiện nay nhu cầu ghép gan ở nước ta rất lớn, trong khi nguồn gan để thực hiện ghép cho bệnh nhân lại rất khan hiếm. Ước tính cả nước có khoảng 23.000 bệnh nhân cần ghép gan. Tuy nhiên, khác với các nước phát triển, 90% nguồn tạng cung cấp từ người chết não, thì Việt Nam chủ yếu vẫn từ người cùng huyết thống.
Theo SGGP
Ngày 17-12, ông Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, sau gần 13 giờ phẫu thuật, ngày 16-12, các bác sỹ đã thực hiện ca ghép gan thành công cho bệnh nhân Nguyễn Thanh H. (44 tuổi, ở Đà Nẵng).
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu gắn kết giữa đào tạo và điều trị, Bệnh viện 103 đã làm chủ những kỹ thuật cao, chuyên sâu như ghép tạng, mổ tim mở, tán sỏi ngoài cơ thể, thụ tinh trong ống nghiệm. Lần lượt chinh phục những đỉnh cao y học, sánh tầm khu vực và quốc tế, trong 60 năm qua, BV đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành y học nước nhà nói chung và y học quân sự nói riêng.
(HBĐT) - Năm 2010, ngành dân số tỉnh ta đã nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng dân số. Trong đó, tập trung vào 3 nội dung chính là: tư vấn kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh và duy trì bền vững các biện pháp giảm sinh, ổn định quy mô dân số.
Những người có bệnh hen suyễn rất dễ bị tấn công bởi thời tiết lạnh, dị ứng, bụi và “những thông tin không chính xác về căn bệnh này sẽ làm bệnh nặng hơn", TS Shin Jong-wook của Chung-Ang, bệnh viện Đại học cho biết.
Ăn cua, ốc nấu chưa chín dễ bị nhiễm bệnh sán lá phổi, nhất là loại cua sống ở vùng suối miền núi phía Bắc nước ta
Ngày 16-12, Bộ Công an đã tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Huyết học – Truyền máu thuộc Bệnh viện 19-8.