Ngành y tế TPHCM đã lên kế hoạch sẵn sàng túc trực ứng cứu tại các điểm tập trung đông người, khu vui chơi giải trí, những địa điểm bắn pháo hoa, hội chợ...

 

Bác sĩ Lê Thanh Chiến, Giám đốc Bệnh viện (BV) Cấp cứu Trưng Vương, cho biết ngày thường BV tiếp nhận cấp cứu khoảng 80-90 trường hợp nhưng dịp Tết BV tiếp nhận khoảng 100 ca/ngày. Dẫn đầu về số lượng bệnh nhân nhập viện cấp cứu dịp Tết vẫn luôn là tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm.

 
Chuẩn bị cả cấp cứu ngoại viện
 
Cũng theo bác sĩ Chiến, ngoài việc tiếp nhận cấp cứu 24/24 giờ như ngày thường, kế hoạch chuẩn bị cấp cứu dịp Tết đã được BV triển khai chu đáo trên cả hai lĩnh vực là cấp cứu ngoại viện và cấp cứu tại BV.
 
Theo lãnh đạo của hai BV Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, vào dịp Tết số trẻ phải đến BV cấp cứu nhiều nhất là do bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (như ngộ độc thức ăn, tiêu chảy cấp), bị hóc dị vật đường thở (như hóc hạt dưa, hạt bí, bạc cắc, xương cá), các tai nạn gây chấn thương nguy hiểm (như phỏng nước sôi, té ngã...).
 
Lãnh đạo hai BV này cũng cho biết đã triển khai kế hoạch chi tiết về cấp cứu bệnh nhi trong dịp Tết đến các khoa, phòng. Theo đó, tất cả các khoa đều phải bố trí ê kíp trực có bác sĩ và điều dưỡng để bảo đảm chăm lo cho bệnh nhân đang nằm điều trị tại BV đồng thời sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mới.
 
 
Một ca cấp cứu chấn thương tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TPHCM) ngày 28-1


Theo bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM, dịp Tết năm nào BV cũng tiếp nhận khá nhiều trường hợp tai nạn nhập viện do gãy tay, gãy chân, gãy xương đùi... 
 
Tết Canh Dần, BV đã cấp cứu khoảng 300 trường hợp chấn thương, tập trung vào các ngày mùng 2, 3. Năm nay, Khoa Cấp cứu của BV đã được tăng cường lực lượng để có đủ 20 bác sĩ thường trực và khoảng 20 bác sĩ  khác sẵn sàng có mặt khi cần. 
 
Trung tâm Hiến máu nhân đạo TPHCM cũng đã lên kế hoạch cho 24 đơn vị chữ thập đỏ quận, huyện trên địa bàn TP vận động tham gia hiến máu trước, trong và sau Tết.
 
Trung bình, nhu cầu máu cần trong dịp Tết vào khoảng 20.000 đơn vị. Lãnh đạo trung tâm cho biết lượng máu tiếp nhận hiện đã tạm cung ứng đủ cho công việc cấp cứu.
 
Kịp thời ứng phó trường hợp khẩn cấp
 
Lãnh đạo Sở Y tế cho biết hiện các BV đều đã được yêu cầu tăng cường xe, phương tiện và trang thiết bị cấp cứu hỗ trợ cần thiết để kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp xảy ra, nhất là tại các khu vui chơi, giải trí, du lịch thu hút đông người.
 

Số điện thoại gọi cấp cứu của một số BV tại TPHCM

115/38639141/38639142 (BV Cấp cứu Trưng Vương); 39309981 (Sở Y tế); 39235476 (BV Bệnh nhiệt đới); 38346803 (BV Nhi Đồng 1); 38245923 (BV Nhi Đồng 2): 39256539 (BV Phụ sản Từ Dũ); 38558170 (BV Phụ sản Hùng Vương); 38654510 (BV Nhân dân 115);  35191478 (BV Nhân dân Gia Định); 39237007/38366995 (BV Chấn thương Chỉnh hình); 38297595 (BV Đa khoa Sài Gòn).

Lưu ý: Nếu sử dụng điện thoại di động thì phải bấm thêm mã vùng 08  trước các số điện thoại trên đây, trừ số 115 gọi BV Cấp cứu Trưng Vương.

Ngành y tế bảo đảm trực cấp cứu và khám chữa bệnh cho người dân 24/24 giờ, lịch trực cấp cứu sẽ được bảo đảm 100%, luân phiên theo ca. Vì thế, trong những ngày Tết, người dân có nhu cầu khám chữa bệnh, khi đến bất cứ cơ sở y tế nào trên địa bàn TP cũng đều được đáp ứng.
 
Bác sĩ Phan Văn Báu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết công tác dự phòng, điều trị trong trường hợp có thảm họa xảy ra cũng đã chuẩn bị. Riêng BV Cấp cứu Trưng Vương được giao trách nhiệm làm đầu mối chính, phối hợp cùng các đơn vị y tế khác bố trí xe cấp cứu 24/24 giờ. Yêu cầu số điện thoại cấp cứu 115 phải được duy trì hoạt động tốt, bảo đảm không xảy ra tình trạng nghẽn mạng.
 
Theo bác sĩ Lê Thanh Chiến, khi gặp sự cố cần cấp cứu, từ máy điện thoại di động hay máy cố định, người dân chỉ cần bình tĩnh bấm đúng số 115 rồi cung cấp ngắn gọn các thông tin cần thiết (như địa chỉ, số điện thoại, sự việc, tuổi bệnh nhân, mê hay tỉnh, còn thở hay không...). BV Cấp cứu Trưng Vương sẽ điều động ngay xe chuyên dụng đến cấp cứu trong thời gian sớm nhất.
 
Ở cả khu vực nội thành lẫn ngoại thành, theo bác sĩ Lê Thanh Chiến, đều có hệ thống xe cấp cứu. Trong thời gian chờ xe đến, sẽ có nhân viên hướng dẫn người thân qua điện thoại cần phải làm những việc gì cần thiết nhất.
 
Khi xe đã đến hiện trường, tùy theo trường hợp bệnh nhân bị nặng hay nhẹ mà ê kíp cấp cứu sẽ định liệu rồi có hướng xử trí khác nhau, nếu nhẹ có thể hướng dẫn điều trị tại nhà, còn nặng sẽ khẩn cấp chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, chữa trị hoặc chuyển về tuyến trên.
 
 
 
                                                                                         Theo NLĐ
 
 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục