Thời tiết mùa xuân chuyển biến nhanh, nhiệt độ ngày - đêm chênh lệch, độ ẩm lớn, chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng thấp kết hợp với các hoạt động sinh hoạt lễ hội diễn ra ở khắp các địa phương trong cả nước dịp đầu xuân đang là điều kiện để virut cúm A/H1N1 cùng những dịch bệnh khác phát tán và lây lan.

Bệnh cúm A/H1N1: Đến nay cả nước đã có 8 tỉnh, thành phố phát hiện bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 với trên 100 người mắc, trong đó đã có một trường hợp nặng và tử vong. Các chuyên gia cho biết, điểm đặc biệt của mùa cúm năm nay là có những bệnh nhân không thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng vẫn có biểu hiện bệnh rất nặng sau khi bị nhiễm virut cúm.

Sốt phát ban: Đây là bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng năm nay, bệnh đã xuất hiện ở cả người lớn với số lượng nhiều. Hiện nay, số lượng bệnh nhân sốt phát ban đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám mỗi ngày rất đông, khoảng 20 - 30 ca nặng phải nhập viện. Nguyên nhân gây hiện tượng sốt có kèm phát ban, chủ yếu là do virut như virus thuỷ đậu, rubella, sởi, dengue, virut gây bệnh chân tay miệng, thấp tim… hoặc những bệnh rối loạn chuyển hoá gây ban như viêm thận, luput ban đỏ, giang mai. Tuy nhiên, đợt dịch sốt phát ban đang bùng phát tại Hà Nội thời gian này chủ yếu là sốt do virus rubella, chỉ có một số ít là sốt phát ban do dị ứng thuốc hay liên cầu khuẩn. Về cơ bản, sốt phát ban do virut là lành tính, song vẫn có khá nhiều ca bị biến chứng. Cách tốt nhất phòng bệnh là tiêm chủng.

Bệnh đường tiêu hóa: Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Cần Thơ cho biết đã phát hiện và điều trị kịp thời một trường hợp nhiễm phẩy khuẩn tả tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền. Thời điểm này đang là mùa lễ hội đầu năm nên lượng người tập trung tại một địa điểm cũng như “bạ đâu ăn đó” diễn ra rất thường xuyên nên dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Việc ăn chín uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lúc này cần được mọi người chú ý.

Bệnh đường hô hấp: Thường gặp nhất là hen phế quản, tiếp sau là viêm phổi. Những người có cơ địa dị ứng, sau khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, bụi... sẽ gây co rút khí quản tạo ra các cơn hen gây khó thở, mặt mũi tím tái, nặng có thể gây suy hô hấp. Do ảnh hưởng của khí hậu, chức năng miễn dịch của cơ thể thấp, sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng thấp nên dễ mắc cảm lạnh và bị lạnh, vi khuẩn, virut sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào đường hô hấp, từ đó gây viêm phổi. Ngoài ra còn có thể gặp các bệnh đường hô hấp khác như tràn khí màng phổi, lao phổi, áp-xe phổi...

Viêm phổi thường gặp trong mùa xuân do vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp.

Viêm mũi dị ứng: Bệnh có thể gặp quanh năm với những tỷ lệ khác nhau nhưng cao nhất vào mùa xuân do phấn hoa phát tán khắp nơi gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục... rất khó chịu.

Viêm kết mạc mùa xuân: Đây là một bệnh dị ứng ở mắt (ngứa, đỏ mắt) có thể liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng hoặc gió, ánh nắng hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh hay tái phát vào mùa xuân, đặc biệt ở những bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

Viêm mũi dị ứng thường gặp vào mùa xuân.

Thủy đậu: Thời tiết ẩm trong mùa xuân là môi trường sống của virut gây bệnh thủy đậu. Đây là bệnh lành tính nhưng nếu gãi nhiều do ngứa làm cho mụn bị vỡ rất dễ để lại sẹo, nguy hiểm hơn là virut có thể vào máu gây viêm màng não, viêm thần kinh…

Phòng bệnh thời điểm này cốt yếu vẫn là giữ ấm cơ thể và phòng ở, ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đối với những người có cơ địa dị ứng, nên tránh các dị nguyên để tránh bệnh phát sinh. Đối với những trường hợp đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi nếu thấy những biểu hiện khác thường cần được đưa đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc.

Trứng cá: Độ ẩm không khí cao trong mùa xuân là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển mạnh cùng với da mặt luôn ẩm ướt tạo thuận lợi để các chất bã nhờn bít tắc lỗ chân lông gây các mụn bọc, mụn mủ. Các chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn cay, nóng… được sử dụng nhiều trong thời gian này cũng làm  cho mụn mọc nhiều hơn.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục