Bác sĩ Phạm Anh Tuấn (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) thăm hỏi bệnh nhân.
Đã 1 giờ sáng nhưng cả ê kíp vẫn chưa kết thúc ca mổ sọ não. Cả nhóm lặng lẽ ngồi giải lao và ăn lót dạ nhưng miệng ai cũng đắng ngắt. Trong họ, mỗi người một tâm trạng nhưng cùng quyết tâm cứu sống người bệnh… Đó là hình ảnh của những bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh BV Nguyễn Tri Phương TPHCM.
Tia hy vọng không tắt
Vừa bước vào phòng bệnh, BS Lê Đức Định Miên tá hỏa khi phát hiện bệnh nhân L.N.Đ.Phương (ngụ quận 7, TPHCM) giãn đồng tử. Một thoáng thất thần nhưng bằng kinh nghiệm, vị bác sĩ trẻ đã bình tâm và yêu cầu nhanh chóng đưa bệnh nhân vào phòng mổ cấp cứu. Không kịp khoác blouse trắng, BS Phạm Anh Tuấn, Phó khoa Ngoại thần kinh, yêu cầu anh em bắt tay ngay vào việc. Tay dao, tay kéo, ê kíp đã mở hộp sọ giải áp cho bệnh nhân, lấy máu bầm trong sự lo lắng đến nghẹt thở. Đến nay, BS Tuấn vẫn chưa hết hồi hộp: “Biết rằng xác suất sống rất thấp nhưng còn nước còn tát. Quan điểm của anh em bác sĩ là còn một tia hy vọng cũng là hy vọng”.
Bác sĩ Phạm Anh Tuấn (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) thăm hỏi bệnh nhân. |
Đã gặp không ít tình huống bệnh nhân, nhưng trường hợp L.N.Đ.Phương được xem là ca bệnh đầu tiên mà Khoa Ngoại thần kinh BV Nguyễn Tri Phương gặp phải. Nhập viện cấp cứu hồi đầu tháng 1-2011 với triệu chứng đau đầu dữ dội kèm nôn ói liên tục, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm màng não mủ sau khi chọc dò tủy sống và xét nghiệm máu.
Cứ tưởng rằng căn bệnh đơn giản điều trị sẽ dễ dàng theo phác đồ kháng sinh nhưng qua chụp CT scan, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị thuyên tắc toàn bộ xoang tĩnh mạch dọc trên và các xoang tĩnh mạch ngang kèm theo biến chứng xuất huyết não, phù não lan tỏa, tri giác giảm nhanh, giãn đồng tử một bên… Ngay cả Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, TS Nguyễn Thy Hùng, cũng lo lắng. “Sự thật là với diễn tiến bệnh của bệnh nhân, tỷ lệ sống còn chỉ chưa tới 10% nhưng chúng tôi vẫn can thiệp bằng mọi khả năng của mình”, TS Hùng nói.
Đã qua 2 ngày mở hộp sọ giải áp, tình trạng bệnh nhân vẫn được tiên lượng rất xấu với mô não phù căng. Ê kíp điều trị là BS Phạm Anh Tuấn, BS Lê Đức Định Miên và nhóm bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh gần như mất ăn mất ngủ. Không chỉ thường xuyên hội chẩn, các bác sĩ đã xin tư vấn với đồng nghiệp cũng như những chuyên gia đầu ngành về ngoại thần kinh để tìm giải pháp. Bác sĩ Trần Chí Cường - Khoa DSA, BV Đại học Y Dược TPHCM cùng các đồng nghiệp dùng phương pháp đưa catheter (ống thông dùng cho nội phẫu) từ tĩnh mạch đùi luồn lên lấy huyết khối ở xoang tĩnh mạch dọc trên.
“Từ khi triển khai kỹ thuật can thiệp nội mạch máu não, đây là trường hợp lấy máu đông qua đường tĩnh mạch lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Gần như 90% bệnh nhân sẽ chết nhưng chúng tôi vẫn quyết định thực hiện thủ thuật”, BS Cường cho biết. Sau hơn 1 tháng điều trị tích cực dưới bàn tay chăm sóc của các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh, đến nay bệnh nhân đã tỉnh táo và có thể xuất viện.
Trái tim nóng
“Khi cầm dao, trái tim và bàn tay lạnh buốt đi từng đường sắc gọn, chính xác nhưng đầu óc nóng hừng hực để liên tục tư duy. Nhưng khi chăm sóc điều trị bệnh nhân lại là một trái tim bỏng cháy”, BS Nguyễn Thy Hùng, Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương đã nói về những bác sĩ phẫu thuật, trong đó có các bác sĩ khoa ngoại.
Nằm ở Khoa Ngoại thần kinh của BV Nguyễn Tri Phương gần 2 tháng nay, bệnh nhân H.N.T, (ngụ Bình Phước) xúc động khi nói về những thầy thuốc nơi đây đã mang lại cho anh sự sống: “Bị tai biến mạch máu não, cứ ngỡ chết và người nhà đã chuẩn bị hậu sự, ngờ đâu số tôi còn hưởng phúc, được các bác sĩ kịp thời cứu sống”. Bằng trái tim nóng và kiến thức có được trên nhà trường cũng như kinh nghiệm thăm khám, điều trị, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh BV Nguyễn Tri Phương đã cứu sống rất nhiều ca bệnh nguy kịch. Họ cứu người nhưng đâu phải mong được người trả nghĩa, đền ơn. “Đó là bổn phận, là nghĩa vụ của một bác sĩ. Có lẽ số phận đã chọn nghề nghiệp và tôi nỗ lực để nghề nghiệp đó mỗi ngày một hữu ích”, BS Miên nói.
Trái tim nóng chưa đủ, mà kiến thức phải luôn cập nhật những kỹ thuật mới. Mới đây thôi, các chuyên gia của Hiệp hội Ngoại thần kinh Pháp đã đến BV Nguyễn Tri Phương tập huấn những kỹ thuật mới. Các bác sĩ đã miệt mài ghi nhận những kiến thức mà các chuyên gia nước bạn truyền thụ, đưa ra những thắc mắc mà họ chưa hiểu và thậm chí còn tranh luận về những ca bệnh phức tạp để trao đổi ý kiến. Cầu thị là vậy, yêu nghề là vậy và trách nhiệm là vậy để níu giữ những giọt sống cho đời.
Theo SGGP
Tính từ đầu năm 2011 đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa đã ghi nhận 37 trường hợp mắc thủy đậu. Mặc dù bệnh chưa phát triển mạnh nhưng khả năng lây lan là lớn do lây qua đường hô hấp, tuyến nước bọt.
Ngày 17-2, Sở Y tế Thái Nguyên cho biết, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã xuất hiện người bị nhiễm cúm A (H1N1). Ðó là ông Bùi Ngọc Y, 51 tuổi, trú tại tổ 15, phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên.
Thuốc chữa ung thư Avastin có thể giúp ngăn chứng mù lòa ở trẻ sinh trước khi mắt chúng phát triển hoàn thiện, hay còn gọi là bệnh màng lưới non (POP) ảnh hưởng đến võng mạc.
Không chỉ là cách thể hiện lòng nhân ái, người hiến máu nhân đạo còn nhận được rất nhiều quyền lợi, cả về vật chất lẫn tinh thần. Dưới đây là những quyền lợi bạn nhận được khi tham gia hiến máu nhân đạo:
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp có ban hành danh mục 59 loại thuốc yêu cầu nhà sản xuất cần có kế hoạch quản lý nguy cơ.
Nghiên cứu của Trường Đại học Dược Warwick ở Anh khảo sát trên nửa triệu người ở 8 quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng: những người ngủ được ít hơn 6 tiếng và cả những người ngủ quá 9 tiếng một đêm đều có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch , đột quỵ, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong vì các căn bệnh này.