Được mẹ lấy nước luộc rau mồng tơi pha sữa uống để trị táo bón, đến ngày thứ 3, cháu bé trở nên bứt rứt không chịu ngủ rồi tím môi.

 

Bé gái được đưa vào khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) 3 ngày trước, trong tình trạng quấy khóc, nhịp tim nhanh, chân tay và môi tím bầm.

Truy tìm nguyên nhân bệnh, sau khi loại trừ các yếu tố bệnh lý tim mạch, hô hấp, căn cứ vào thông tin người mẹ cho biết đã dùng nước giếng để pha sữa, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu và xác định bé bị ngộ độc do nước giếng có hàm lượng nitrate cao.

Bệnh nhi lập tức được cho thở oxy và dùng thuốc giải độc. Sau 2 giờ đồng hồ theo dõi điều trị, tình trạng trẻ cải thiện rõ rệt. Hai ngày sau cháu bé đã được xuất viện.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, một số giếng đào gần khu vực nghĩa trang hoặc nơi ít cây cối thường chứa nhiều nitrate. Trẻ em uống loại nước này có thể bị tím tái do nitrate làm "trục trặc" quá trình chuyên chở oxy đến mô.

"Ngoài nước giếng bẩn, những loại thức ăn khác hàm lượng nitrate cao như củ dền, cà rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường... dễ gây ngộ độc. Khi ngộ độc nitrate, môi và đầu ngón chân ngón tay sẽ tím tái, trẻ có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời", ông Tiến nói.

Theo bác sĩ Tiến, tùy vào cơ địa của trẻ mà bệnh có xảy ra hay không, hoặc có thể nặng hay nhẹ. Tuy nhiên để phòng bệnh, trước khi dùng nước giếng để nấu canh hoặc pha sữa cho bé, phụ huynh cần lóng phèn hoặc làm sạch bằng các thiết bị lọc. Các loại thức ăn nhiều nitrate cũng không nên lạm dụng.

 

                                                                                   Theo VnExpress

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục