Nhiều gia đình hiện có thói quen đun nước sôi để nguội đổ vào bình lọc và để lưu trữ từ ngày này qua ngày khác. Nhưng không phải ai cũng biết rằng thói quen này đã vô tình biến sự cẩn thận của họ trở thành vô ích.

 

Sau 2 giờ, nước đun sôi đã có vi khuẩn

Theo các bác sĩ ở Viện dinh dưỡng Quốc gia, nước đun sôi 100oC đã diệt được vi khuẩn nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.

Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng: Phần lớn những vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60oC trong 10 phút hoặc 100oC trong 5 phút. Tuy nhiên, vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, trong không khí, trong nước, đất, các đồ vật trong nhà, trên áo quần và thậm chí cả trên da người, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào nước sôi để nguội. Do vậy, người dân không nên dùng nước đun sôi để nguội để tráng bát, đĩa hoặc dụng cụ vì chúng không có tác dụng diệt khuẩn.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó ôxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi.

Ngoài ra, nếu uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khoẻ, vì chất muối axít nitrat (là một chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội.

Cụ thể sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axít nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Chính vì vậy, nước đun sôi để nguội tốt nhất là dùng trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá 3 ngày.

Không nên uống nhiều nước sau khi lao động nặng, tập thể thao.   

Không nên uống nhiều nước sau khi lao động nặng

Nhiều người sau khi lao động nặng, gắng sức sẽ có cảm giác khát và uống rất nhiều nước. Tuy nhiên, theo các bác sĩ việc uống nhiều nước sau khi lao động mệt nhọc rất có hại cho tim mạch. Vì sau khi lao động mệt nhọc, những mao mạch máu trong đường ruột dạ dày ở trạng thái co lại, cơ bắp tập trung trong khi lao động cũng rất căng thẳng. Nếu ngay lúc đó mà đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hoá ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dày và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.

Hơn nữa buồng tim đã rất vất vả trong khi ta lao động, nếu tăng đột ngột một lượng nước lớn trong cơ thể sẽ khiến tim phải tiếp tục làm việc nhiều hơn để điều hoà lượng nước này. Chính vì vậy, sau khi lao động nặng, chỉ nên uống nước từ từ để bù đắp lượng nước đã bị mất do bài tiết qua tuyến mồ hôi.

Trước và sau khi ăn cũng không nên uống nhiều nước vì trong khi ăn, dạ dày và ruột sẽ tiết dịch theo phản xạ có điều kiện. Uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch tiêu hóa và các dung môi trong dịch, ảnh hưởng tới sự hấp thụ tiêu hóa thức ăn.

Cũng không nên để quá khát rồi mới uống nước vì lúc đầu lượng nước bị thiếu chưa nhiều, nếu chỉ cần bổ sung một lượng nước nhỏ có thể giải toả được cơn khát. Nhưng nếu cứ tiếp tục nhịn uống, nhất là những lúc cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nước trong cơ thể sẽ cạn khiến các tế bào lâm vào tình trạng thiếu nước. Khi đó, dù uống bao nhiêu nước cũng vẫn thấy khát vì nước chưa kịp tới các tế bào. Và theo thói quen chưa thấy hết khát, lại càng uống nhiều nước. Trường hợp này cũng có hại cho sức khoẻ tương tự như uống nhiều nước sau khi lao động nặng nhọc.       

 

                                                                                       Theo SKĐS

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thai phụ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai di dễ bị dị tật

Đối phó triệu chứng mệt kinh niên

Triệu chứng mệt kinh niên (CFS) có thể khiến bạn thấy mỏi mệt ngay cả đối với những hoạt động đơn giản nhất trong ngày như tắm rửa hoặc thay quần áo, theo trang tin Womenshealth.gov

Khi nào thông lệ đạo cho trẻ nhỏ?

Con tôi được 1 tháng tuổi, cháu thường xuyên chảy nước mắt, mắt kèm nhèm nhìn rất thương. Tôi cho cháu đi khám thì bác sĩ nói cháu bị tắc ống lệ bẩm sinh, hướng dẫn mát-xa mắt và hiện tại chưa điều trị gì vì cháu còn nhỏ. Xin hỏi bác sĩ, đến khi nào thì cháu có thể điều trị để khỏi hẳn bệnh? (Nguyễn Lệ Hoa - Quảng Ninh)

Ánh sáng Mặt Trời có ích khi chữa bệnh đa xơ cứng

Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Wisconsin-Madison đã vừa phát hiện ra mối liên hệ giữa ánh sáng Mặt Trời và nguy cơ bị mắc bệnh đa xơ cứng (MS) - một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh bị giảm sút, kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh.

Ghép tim thành công từ người cho chết não tại Bệnh viện T.Ư Huế

GS.TS Thầy thuốc Nhân dân Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế cho biết: đêm 1 rạng 2-3, lần đầu tiên đội ngũ thầy thuốc của Bệnh viện T.Ư Huế đã thực hiện ca ghép tim thành công. Đây chính là ca ghép tim trên người lấy từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện thành công bởi chính đội ngũ cán bộ y tế Việt Nam.

Các chùm ca bệnh cúm A/H1N1 chủ yếu bùng phát từ trường học

Ngày 3-3, Cục Y tế dự phòng cho biết, dịch cúm A/H1N1 hiện vẫn diễn ra phức tạp, với số người mắc tiếp tục tăng tại 19 tỉnh/thành ghi nhận có bệnh nhân mắc. Đáng chú ý, qua giám sát và điều tra dịch tễ cho thấy, những chùm ca bệnh cúm A/H1H1 tại tỉnh Điện Biên, Bến Tre và Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua đều được ghi nhận ở trường học.

Những thực phẩm xoá mờ “dấu vết” thời gian

Với 8 loại thực phẩm sau, bạn chỉ cần “nhẹ nhàng” bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để cảm nhận ra sự khác biệt của làn da và giữ mãi vẻ thanh xuân của mình nhé.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục