Sử dụng thuốc không đúng sẽ làm bệnh nặng hơn.

Sử dụng thuốc không đúng sẽ làm bệnh nặng hơn.

Lạm dụng kháng sinh, tự ý thay thuốc, “sống chung” với nhiễm trùng... Trên thực tế, nhiều người bệnh đã tự phạm sai lầm khiến bệnh càng thêm nặng.

 

Lạm dụng kháng sinh

Đây là một thực tế hay gặp, đặc biệt là những vùng ít có bác sĩ. Người bệnh chỉ cần ho, chỉ cần có sốt, hay thậm chí là đau chân là ngay lập tức được hiệu thuốc bán cho một ít kháng sinh. Cần biết, kháng sinh có thể làm hết ho, hết sốt, hết đau chân, nhưng kháng sinh chỉ có tác dụng khi có mặt vi khuẩn, nếu không có mặt vi khuẩn thì có kháng sinh cũng như không. Kết quả, nếu không có nhiễm trùng thì các vi khuẩn sẽ quen thuốc.

Sử dụng kháng sinh không đủ ngày

Hiện tượng này đã làm cho vi khuẩn không bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhiều trường hợp chỉ cần uống hay tiêm kháng sinh vài ba ngày thấy bệnh thuyên giảm là đã thôi không điều trị tiếp. Trên thực tế, họ không hề biết rằng triệu chứng giảm nhưng không có nghĩa là vi khuẩn đã hết. Nếu chúng ta dùng không đủ ngày thì chỉ làm cho vi khuẩn bị yếu đi mà thôi. Khi không còn sự có mặt của kháng sinh, các vi khuẩn đang bị suy yếu sẽ có cơ hội hồi sinh và tìm cách biến đổi để thích ứng. Chúng sẽ không bị chết khi chúng ta điều trị lần sau.

Tự ý thay thuốc

Tức là mới chỉ sử dụng kháng sinh vài ba ngày, cảm thấy bệnh chưa giảm triệu chứng, vì nhiều lý do, người bệnh tự ý đổi sang kháng sinh khác. Sự thay đổi phác đồ điều trị này làm cho vi khuẩn không còn bị kiềm chế bởi kháng sinh cũ. Bộ máy chuyển hóa của chúng sẽ được kích thích để tổng hợp ra các enzym bất hoạt hoặc phân hủy kháng sinh. Lần sử dụng sau, khi mắc bệnh nặng, vi khuẩn sẽ kháng lại những kháng sinh này.

Thích dùng kháng sinh mạnh

Cần biết là vi khuẩn có khả năng đột biến theo hướng có lợi cho sự sinh tồn của chúng. Khi chúng ta thường xuyên sử dụng kháng sinh mạnh thì vi khuẩn lâu dần sẽ có những biến đổi thích nghi. Một khi để hiện tượng này xảy ra thì chúng sẽ kháng lại những kháng sinh mạnh này. Những dòng thuốc khác yếu hơn sẽ không bao giờ có tác dụng. Người bệnh không còn cơ hội điều trị. Thế nên, dùng đúng thuốc với đúng loại mầm bệnh là điều quan trọng hơn với việc lựa chọn loại thuốc đắt tiền.

Để bệnh nhiễm trùng thật nặng mới chữa

Khi bệnh nhiễm trùng quá nặng, sức phòng vệ yếu, cơ thể không còn đủ sức tiêu diệt, các vi khuẩn không bị chết mà chỉ bị yếu tạm thời. Chúng sẽ có những thay đổi để thích và đột biến theo hướng kháng lại kháng sinh. Vì vậy, cần điều trị bệnh nhiễm trùng sớm khi chưa nặng để hạn chế hiện tượng kháng thuốc xảy ra.

* Ngoài sai lầm khi dùng thuốc thì còn có những lý do khác, khiến bệnh của bệnh nhân nặng thêm, như sử dụng chung đồ đạc với người bệnh nhiễm trùng nặng tại bệnh viện - vốn có nguy cơ cao chứa các vi khuẩn có sức kháng thuốc cao. Nếu sử dụng chung đồ đạc thì có thể nhiễm chính các vi khuẩn này vào cơ thể. Cần biết rằng một vi khuẩn có gen kháng thuốc thì nó có thể truyền đạt tính trạng này cho vi khuẩn bên cạnh thông qua kiểu di truyền ngang. Thế nên, những mầm bệnh kháng thuốc từ người bệnh có thể sẽ nhân lên trong cơ thể chúng ta hoặc có thể truyền đạt tính kháng thuốc vào những vi khuẩn túc trực sẵn trong cơ thể. Khi chúng gây bệnh, chúng là những vi khuẩn kháng thuốc mạnh.

 

                                                                                 Theo ThanhNien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mỹ thu hồi bơ lạc vì nghi nhiễm khuẩn salmonella

Hãng chế biến thực phẩm Unilever của Mỹ ngày 7/3 đã ra thông báo thu hồi hai loại sản phẩm bơ lạc Skippy do nghi nhiễm khuẩn salmonella, loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

Uống 1 ly nước to sau khi ăn fast-food

“Uống 1 ly nước to sau khi ăn thực phẩm chế biến sẵn” là 1 trong 7 thói quen ăn uống mà bạn cần ghi nhớ.

Tử vong sau khi điều trị ở phòng khám tư

Ngày 8.3, Bệnh viện đa khoa H.Long Thành, tỉnh Đồng Nai tiếp nhận một nam thanh niên được chuyển từ một phòng khám tư lên trong tình trạng đã tử vong.

Thành Đoàn Hoà Bình tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho trên 250 đối tượng chính sách

(HBĐT) - Hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2011, ngày 6/3, Thành Đoàn Hoà Bình phối hợp với Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức khám, phát thuốc miễn phí tại xã Yên Mông.

Thái Lan "sờ gáy" cơ sở dính đường dây đẻ thuê

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra một số cơ sở y tế hay bệnh viện địa phương dính dáng đến vụ đẻ thuê mang tính thương mại vừa bị phanh phui ở Bangkok, với các y bác sỹ liên quan sẽ phải đối mặt với án phạt nặng nề.

Ngừa thủy đậu mùa đông xuân

Thủy đậu có nguyên nhân từ một loại virus gọi là varicella zoster. Nó là bệnh truyền nhiễm bé dễ mắc phải ở nhiều độ tuổi, thường phổ biến ở giai đoạn 2-8 tuổi. Đặc biệt có thể khiến nhiều bé cùng mắc bệnh trong một thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục