Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan thăm và động viên các cô gái mang thai hộ ở Trung tâm Kredtrakarn, tỉnh Nonthaburi.

Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan thăm và động viên các cô gái mang thai hộ ở Trung tâm Kredtrakarn, tỉnh Nonthaburi.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra một số cơ sở y tế hay bệnh viện địa phương dính dáng đến vụ đẻ thuê mang tính thương mại vừa bị phanh phui ở Bangkok, với các y bác sỹ liên quan sẽ phải đối mặt với án phạt nặng nề.

 

Giới chức trách Thái Lan đang bắt giữ bốn người Đài Loan và một nhân viên người Trung Quốc làm việc cho Baby 101, một công ty do người Đài Loan sở hữu, sau khi họ ập đến khu nhà Thararom trên đường Ramkhamhaeng và giải cứu 13 cô gái người Việt ngày 23/2. Tuy nhiên, Siang Lunglor, người gốc Đài Loan vốn được xem như là chủ điều hành đường dây đã trốn thoát và cảnh sát đang truy bắt người này.

Trang web của công ty có tên gọi Baby 101 đã quảng cáo về loại hình dịch vụ đẻ thuê tại Thái Lan và ở Campuchia. Trên thực tế, nhiều phụ nữ trong đường dây trên đã bị ép buộc tham gia, với những đứa trẻ mà họ sắp sinh ra sẽ được chuyển giao cho những cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc ngại mang thai.

Một quan chức của Trung tâm bảo vệ và phát triển nghề Kredakarn (tỉnh Nonthaburi), nơi chăm sóc các cô gái Việt Nam, nói: “Phía chủ Đài Loan đã tịch thu hộ chiếu của nhiều cô gái, vì vậy họ không thể đi đâu và buộc phải đồng ý mang thai hộ.”

Hiện các cơ quan Thái Lan đang cố gắng truy tìm mạng lưới cơ sở y tế, bệnh viện và y bác sỹ đã ‘bắt tay’ với với Baby 101. Ảnh về một bệnh viện hợp tác với Baby 101 xuất hiện trên trang thông tin trực tuyến của công ty cung cấp dịch vụ mang thai hộ.

Thái Lan hiện xem các cô gái này là nạn nhân của một hình thức buôn người nên đã hỗ trợ họ và không phép cho ai chụp hình, quay phim hay bất cứ hình thức nào khiến họ bị nhận diện.

Việc Baby 101 sử dụng phụ nữ nước khác thay vì phụ nữ Thái Lan là để tránh né sự giám sát của các nhà chức trách. Giới chức trong vùng cần phải nỗ lực phối hợp hoạt động hơn nữa để giải quyết, ngăn chặn triệt để vấn đề đẻ thuê và nạn buôn bán trẻ sơ sinh hiện vẫn còn nhiều bất cập./.



                                                                                     Theo TTXVN

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục