Kiểm tra phóng xạ cho người dân ở tỉnh Fukushima.
Người dân trên thế giới đang lo ngại về “thảm họa Chernobyl” thứ 2 xảy ra ở Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần dữ dội vừa qua, đặc biệt là các nước gần với Nhật Bản. Để giúp người dân có những hiểu biết về ảnh hưởng của phóng xạ đối với sức khỏe, chúng tôi có cuộc trao đổi với TS.BS. Tạ Mạnh Cường - Viện Tim mạch Việt Nam, là chuyên gia IAEA về an toàn bức xạ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
PV: Hiện nay nhiều người dân đang rất quan tâm về ô nhiễm phóng xạ ở Nhật Bản, xin TS cho biết các chất phóng xạ có thể gây ra những hậu quả gì cho sức khỏe?
TS.BS. Tạ Mạnh Cường: Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa hay hơi thở. Sự tác động của phóng xạ vào cơ thể qua nhiều loại bức xạ khác nhau như tia X, alpha, beta, gamma… Bên cạnh những hiệu quả vô cùng to lớn trong công nghiệp, y học thì các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu sự tác động vượt quá giới hạn an toàn.
Vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản (tháng 8/1945) và thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ được coi là những hủy diệt trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân bởi những hậu quả kinh khủng và lâu dài của nó đối với con người và môi trường. Giờ đây là những lo ngại về sự rò rỉ các nhà máy điện nguyên tử ở Nhật Bản sau động đất và sóng thần. Khi cơ thể bị nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư, glocom, ban đỏ, da bong vảy, giảm bạch cầu hạt, thiểu sản các cơ quan trong cơ thể, xơ hóa và hoại tử vô khuẩn, sảy thai, vô sinh… Người dân khi dẫm trên đất nhiễm xạ sẽ tiếp xúc ngoài với các tia gamma, hoặc họ sẽ nuốt phải chúng nếu ăn thực phẩm và nước nhiễm xạ. Quá trình này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Nếu tiếp xúc với cường độ lớn, người ta sẽ bị bỏng da, thậm chí có thể tử vong.
Người ta cũng nhấn mạnh đến việc các chất phóng xạ và tia phóng xạ làm biến đổi gen, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại di truyền cho nhiều thế hệ. Những hậu quả này có thể xảy ra hay không phụ thuộc vào hàm lượng phóng xạ, liều tia xạ được hấp thụ cũng như cường độ tia và diện tích cơ thể bị phơi nhiễm. Hậu quả càng nặng khi mức độ phơi nhiễm càng cao, liều bức xạ càng lớn.
PV: Trong những khu vực bị nhiễm phóng xạ các nhà chuyên môn về an toàn năng lượng thường có những khuyến cáo nào đối với người dân?
TS.BS. Tạ Mạnh Cường:
Sau những thảm họa về phóng xạ trên thế giới người ta ngày càng hoàn thiện mức cảnh báo về an toàn nguyên tử trong những môi trường có nguy cơ như vùng có nhà máy điện nguyên tử hoạt động, có các hoạt động liên quan đến chất phóng xạ, bức xạ. Nếu như mức ô nhiễm phóng xạ vượt quá mức cho phép, người dân sẽ được khuyến cáo sơ tán, đeo khẩu trang, mặc quần áo kín người, không nên uống nước trong vòi, không nên sử dụng những thực phẩm được sản xuất trong vùng có ô nhiễm. Người ta đặc biệt lưu ý đến nguồn nước và hướng gió khi có hiện tượng rò rỉ phóng xạ nên người dân cần chú ý đến những cảnh báo của cơ quan chức năng trong quá trình di chuyển khỏi nơi nhiễm xạ. Nếu có những dấu hiệu bất thường trên da, mắt, đường hô hấp... cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Những phụ nữ có thai càng đặc biệt cảnh giác với môi trường nguy hiểm này.
Mức tác động của tia bức xạ lên con người được tính bằng đơn vị mSilvert (hay ký hiệu mSv), hay pico Curie (ký hiệu (pCi). Theo Ủy ban An toàn bức xạ Quốc tế, liều lượng giới hạn cho phép được tiếp nhiễm các loại bức xạ trong 1 năm là 1mSv; điều đó có nghĩa là trong vòng 1 năm, mỗi người dân bình thường không nên nhận một liều lượng bức xạ nhân tạo quá 1mSv. Nếu có 1 triệu người bị chiếu xạ bởi một liều phóng xạ có cường độ 1mSv thì có 40 người có nguy cơ bị ung thư. Các đơn vị tia bức xạ 1 Gray (Gy) = liều tia hấp thụ năng lượng 1 J/kg trọng lượng cơ thể = 100 rads. 1 sievert (Sv) = liều tương đương (measure dose equivalent): liều bức xạ gây tác động sinh học có hại đối với con người. Liều tương đương hiệu dụng (effective dose equivalent): liều tia xạ gây tổn thương đặc hiệu đối với một cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể người (đơn vị: Sv). Tác động của ô nhiễm phóng xạ với cơ thể - Hô hấp: nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi. - Máu và cơ quan tạo máu: mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng. - Hệ tiêu hóa: niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư. - Da: xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da. Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da. - Cơ quan sinh dục: vô sinh. - Sự phát triển phôi thai: phụ nữ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai (đặc biệt là trong giai đoạn đầu) có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh. |
|
Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em, đa số các trường hợp nhiễm bệnh phải điều trị tích cực, nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết là tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, vi khuẩn viêm màng não mủ, vi khuẩn đường ruột…
Trong 3 năm (2008-2010), Tổng cục DS-KHHGĐ đã phối hợp với nhiều tổ chức đoàn thể triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động KHHGĐ, trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác vận động nam giới sử dụng các biện pháp tránh thai.
Đi giày dép không đúng ngoài việc khiến bạn không thoải mái, nó còn có thể gây ra các bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác liên quan đến nội tạng.
Cục Quản lý Dược, bộ Y tế vừa có quyết định đình chỉ hai thuốc có tác dụng trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn do thuốc không đạt chỉ tiêu về hàm lượng và độ hòa tan.
(HBĐT) - Ngày 14/3, Ban quản lý Dự án VNM7PG0003 hợp tác với UNFPA tổ chức hội nghị kiểm điểm dự án năm 2010 và triển khai kế hoạch năm 2011. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo, đại diện Vụ Kinh tế đối ngoại, Tổng cục dân số và các sở, ban, ngành trong tỉnh.
(HBĐT) - Những năm qua, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thành phố Hòa Bình đã củng cố mạng lưới y tế cơ sở qua chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đào tạo nguồn nhân lực cho trạm y tế các xã, phường.