Nhiều trẻ mắc bệnh hô hấp trong thời điểm giao mùa. Một số phụ huynh đã bỏ tiền đi mua máy xông mũi họng (khí dung) về tự điều trị cho con. Do không biết cách, cha mẹ đã vô tình làm bệnh của con thêm nặng.

 

Có thể bị điếc vì tự xông mũi

 

Bình thường, uống thuốc xuống tới dạ dày sẽ ngấm vào máu rồi toả tới các cơ quan bị viêm nhiễm nên tác dụng chậm hơn. Máy xông khí dung đẩy thuốc dưới dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp, thấm sâu vào phế quản rất nhanh, hiệu quả, giảm tối đa phản ứng phụ của thuốc so với đường uống và đường tiêm. Máy nhỏ, tiện điều trị và phòng được bệnh nếu biết dùng đúng cách.

 

Nhưng hiện nay nhiều người không đưa con đi khám, còn tự ý pha thuốc kháng sinh rồi xông cho trẻ ở nhà. Họ không biết rằng xông kháng sinh lâu, hoặc dùng không đúng liều, đặc biệt là Gentamycin - loại kháng sinh hay được bác sĩ kê đơn xông mũi họng có thể biến chứng làm trẻ bị điếc, phù nề hoặc dễ gây kháng thuốc. Thậm chí, một số thuốc làm trẻ bị suy gan, suy thận, mắc bệnh về gân xương...

 

Máy xông mũi, họng chỉ dùng khi trẻ bị viêm đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm xoang, hen...), hoặc bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người lớn. Không dùng cho trẻ có cơ địa dị ứng với kháng sinh hoặc các thuốc xông khác vì có thể xảy ra sốc phản vệ, cấp cứu không kịp thời dễ tử vong.

 

Sau khi xông, nếu thấy trẻ có triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém... cần dừng xông, đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Chớ tùy tiện xông thuốc kháng sinh, kháng viêm vì có thể gây những tai biến, ảnh hưởng đến sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Dùng lâu ngày còn có thể bị phù nề họng, nhiễm trùng niêm mạc họng làm cho sức đề kháng kém đi và càng dễ mắc bệnh về hô hấp hơn.

 

Trẻ bệnh, cần đưa đi khám



 

Bệnh viêm đường hô hấp không phải lúc nào cũng giống nhau, mỗi bệnh lại dùng toa thuốc khác nhau: Ví như trẻ bị dị ứng đường hô hấp, hắt hơi, viêm mũi dị ứng thì dùng thuốc xông dạng Corticoid. Nếu có nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm có thể sẽ phối hợp thêm kháng sinh.  Nếu chỉ bị viêm mũi xuất tiết thông thường thì xông hoặc nhỏ nước muối sinh lý là ổn... Vì vậy, khi trẻ có triệu chứng bệnh cần đưa đi khám để được chỉ định rõ ràng dùng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu rồi mới về xông ở nhà cho trẻ. Có thể xông rửa mũi, phòng bệnh cho trẻ mỗi khi trở trời bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

 

Không nên tự mua thuốc để xông họng tại nhà và sử dụng đơn thuốc cũ. Xông họng chỉ là phương pháp điều trị một số bệnh lý ở đường hô hấp cấp hoặc mãn tính... Trước khi xông cần được bác sĩ khám và kê đơn thuốc, liều lượng cụ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ.

 

Mỗi lần xông không quá 15 phút. Nếu dùng thuốc xông không tuân theo chỉ định cũng có thể gây ra những tai họa khôn lường. Xông xong nên vệ sinh máy, nhất là bộ phận lọc không khí, đường ống dẫn khí để hạn chế bụi, vi khuẩn và nấm mốc theo đường xông vào cơ thể gây bệnh. Chú ý trong bộ phận ống xông có con chong chóng (là một thanh nhựa bé tí để đẩy thuốc lên mặt nạ khi máy chạy) do không gắn cố định nên rất dễ bị mất, làm giảm tác dụng khí xông.

 

Trên thị trường có nhiều loại máy xông khí dung, không nên dùng loại máy rẻ tiền, nguồn gốc không rõ ràng vì hay bị thiếu hệ thống lọc, ngăn bụi, vi khuẩn (hoặc chỉ là miếng lọc thông thường, không đảm bảo an toàn vệ sinh...), làm người xông có thể bị viêm nhiễm nhiều hơn. 

 

                                                      Theo Dan Tri

Các tin khác


Cứu sống bé trai đuối nước giờ thứ 4 và những điều quan trọng phụ huynh cần lưu ý

(HBĐT) - Tuần qua, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã cứu sống bé trai 11 tuổi bị đuối nước. Theo nhận định, có được kết quả này một phần do bé trai rất may mắn được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả. Một phần do được các thầy thuốc bệnh viện điều trị, chăm sóc tích cực.

Đa dạng hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, các cấp, ngành của tỉnh đã quan tâm đến công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL). Tuy nhiên, các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha đang len lỏi trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc đa dạng hình thức truyền thông, tăng cường kiểm tra việc thực thi Luật PCTHCTL nhằm hạn chế sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày là cần thiết.

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt kế hoạch, cả nước đã hết vaccine 5 trong 1

Một số loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang thiếu, tỷ lệ tiêm chủng không đạt theo kế hoạch và thấp hơn so với năm 2021, công tác mua sắm vaccine trong thời gian tới… là những thông tin được các đại biểu đưa ra tại Hội nghị sơ kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2022 khu vực phía Nam ngày 23/5.

Việt Nam thuộc nhóm 15 nước nam giới hút thuốc lá nhiều nhất thế giới

Sáng 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh

(HBĐT) - Từ ngày 17- 22/5, Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện tổ chức lấy máu xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh tại các huyện Cao Phong, Lương Sơn và Yên Thuỷ. Đây là các địa phương đã được triển khai tập huấn và xét nghiệm sàng lọc gen bệnh tan máu bẩm sinh năm 2022.

Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khoẻ cộng đồng

(HBĐT) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng, làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục