Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; vì được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt. Ớt ngọt có nhiều màu: xanh, đỏ, vàng.

 

Ớt ngọt xanh có vị đắng, giòn nên thích hợp làm món xào; ớt ngọt đỏ có vị ngọt hơi chua, ăn sống rất thích hợp.

Loại trái nhiều vitamin

Trong số các loại trái thì ớt ngọt đỏ chứa vitamin C vào loại cao nhất. Trong 100g ớt có chứa hơn 120mg vitamin C. Chỉ cần 50g ớt ngọt đã cung cấp 75% lượng vitamin C có thể cần cho cả ngày. Nếu ăn 200g ớt ngọt nấu chín, chúng ta đã hấp thu được một lượng hơn 200mg vitamin C, đủ lượng vitamin C cần thiết hàng ngày cho cơ thể.

Đối với vitamin A, ớt ngọt có thể cung cấp 15 - 50% tổng lượng nên dùng hàng ngày, tùy theo ớt được ăn sống hay nấu chín beta-caroten trong ớt có thể đạt tới mức 3,5mg/100g. Ớt xanh chứa nhiều beta-caroten hơn so với các loại ớt khác.

Vitamin C và vitamin A là những loại vitamin có lợi để chống lại quá trình oxy hóa, chống lại sự tấn công của các gốc tự do (ngăn ngừa quá trình lão hóa da, chống lại quá trình lão hóa sớm của tế bào).

Loại rau giàu chất xơ, ít calo

Ớt ngọt được xếp vào một trong những loại rau nhiều chất xơ nhất. Chính vì vậy, có thể dùng nó như một loại thực phẩm để tăng cường chất xơ cho cơ thể mà không có nguy cơ làm dư thừa lượng calo hấp thụ vào cơ thể.

Tuy nhiên, cũng vì chứa nhiều chất xơ nên ớt ngọt tương đối khó ăn với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc bệnh về đường ruột. Trường hợp này, không nên ăn sống mà nên gọt vỏ, nấu chín, ăn với một lượng vừa phải.

Ớt ngọt và tim mạch

Flavonoid của ớt ngọt bảo vệ thành mạch máu; dùng trị bệnh trương nở tĩnh mạch, bệnh trĩ.

Phụ nữ sinh đẻ nhiều, những người lao động đứng nhiều giờ liên tục thường bị chứng trương nở tĩnh mạch ở chân, biểu hiện rõ nhất là nổi gân xanh ở bắp chân. Mới đầu chỉ là những sợi chỉ nhỏ, sau đó lớn dần, rồi hình thành những hòn cục; nặng hơn sẽ phải phẫu thuật. Trong trường hợp này dùng ớt ngọt làm món ăn thường ngày sẽ rất hữu ích.

Ớt ngọt và viêm khớp

Vitamin C là một chất dinh dưỡng rất quan trọng chống lại bệnh viêm khớp. Theo nghiên cứu của Đại học Manchester (Anh) thì những người có lượng vitamin C ở mức thấp nhất có nguy cơ gia tăng viêm khớp gấp ba lần so với những người có lượng vitamin C cao nhất.

Nửa chén ớt ngọt thái nhỏ (ớt vàng, xanh, đỏ) chứa gấp đôi lượng vitamin C so với nhu cầu vitamin C hàng ngày, sẽ giúp ích nhiều để chống lại viêm khớp, tốt hơn là uống viên vitamin C (có khả năng gây đau loét dạ dày do chất chua của viên thuốc).

Giảm nguy cơ ung thư vú

Nghiên cứu trên tạp chí Ung thư quốc tế trong năm 2009 cho thấy, phụ nữ tiền mãn kinh ăn gấp hai hoặc nhiều hơn khẩu phần thức ăn giàu carotenoid mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ ung thư vú tới 17%. Chỉ cần vài lát ớt đỏ trong món salad sẽ giúp cơ thể chúng ta tăng cường chất carotenoid.

Bảo vệ trái tim và ngăn ngừa đột quỵ

Trong một nghiên cứu ở Nhật Bản qua theo dõi hơn 35.000 phụ nữ tuổi từ 40 - 79, các nhà nghiên cứu thấy rằng, chế độ ăn uống có nhiều folate và B6 sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ, bệnh tim mạch cho phụ nữ.

Cả ớt cay lẫn ớt ngọt đều chứa nhiều vitamin B. Một ly (250ml) ớt cay xay cung cấp 36% lượng vitamin B6 hàng ngày của cơ thể và 10% folate; ớt đỏ 35% vitamin B6 và 7% folate; ớt vàng 20% vitamin B6 và 10% folate.

Ớt ngọt và làn da

Ớt ngọt đều có tác dụng làm da mịn màng, chống lão hóa da. Ớt ngọt màu đỏ có lượng vitamin C nhiều, có tác dụng chống nhăn da; có nhiều beta-caroten giúp chống lại sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình lão hóa da.

Ớt vàng và ớt xanh giúp bảo vệ màng collagen và nuôi dưỡng da. Ngoài ra, theo Đông y, ớt ngọt với tính nóng, vị nồng, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ.

                                                                             Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục