Thuốc lợi tiểu là các thuốc có tác dụng làm tăng bài tiết một số muối và nước; đồng thời do mất nước và do các cơ chế khác mà làm hạ huyết áp. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc lợi tiểu khác nhau, khi dùng không đúng chỉ định, chúng có thể làm mất cân bằng nước - điện giải, gây hạ huyết áp đột ngột. Do đó, khi sử dụng thuốc lợi tiểu, nhất là khi dùng thường xuyên, cần chú ý một số điểm sau:
Thận trọng khi dùng thuốc lợi tiểu. |
Với người bệnh tim mạch: Lợi tiểu là thuốc điều trị bước đầu, cơ bản trong suy tim, song chúng cũng có thể gây hại tim. Với các thuốc lợi tiểu gây hạ kali máu, khi dùng sẽ làm giảm kali máu dễ dẫn tới loạn nhịp tim. Do đó để tránh tác dụng phụ này cần phối hợp với viên bổ sung kali hoặc thuốc lợi tiểu giữ kali. Một số thuốc khác, ví dụ như spironolacton khi dùng đơn độc, hiệu quả yếu, nhưng nếu tăng lên liều cao có thể gây tăng kali máu.
Với người bệnh suy thận: Thuốc lợi tiểu bài tiết natri và kali có thể dẫn đến tình trạng giảm natri, kali máu, gây nên tình trạng mất cân bằng điện giải, mất cân bằng acid - baz, nhiễm acid, nhiễm nitơ máu. Nhưng các thuốc lợi tiểu giữ kali máu khi dùng ở người suy thận lại làm cho tình trạng tăng kali máu trầm trọng, dẫn tới tình trạng suy thận cũng nghiêm trọng hơn.
Với người bệnh xơ gan: Hầu hết, thuốc lợi tiểu với liều cao có thể gây mất cân bằng điện giải. Người bệnh có xơ gan cổ trướng không chịu được sự mất cân bằng điện giải đột ngột này. Một số thuốc lợi tiểu có thể gây nên các bệnh thần kinh do gan, nếu có biểu hiện bệnh này (run, rối loạn, hôn mê) cần ngừng thuốc ngay.
Với người bệnh đái tháo đường: Dùng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali cho người đái tháo đường (đặc biệt có kèm bệnh thận mạn hoặc tiền nitơ máu) dễ làm tăng kali máu, dẫn tới tăng glucoz máu. Vì vậy nếu cần dùng thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali thì phải cẩn trọng; chỉ được dùng sau khi đã xác định tình trạng chức năng thận, trong quá trình dùng phải kiểm tra chu đáo kali máu.
Tóm lại, thuốc lợi tiểu được sử dụng trong nhiều trường hợp và nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên tác dụng không mong muốn lại rất nhiều. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc thuộc nhóm này, trước khi sử dụng cần có ý kiến của bác sĩ.
Theo Báo SKĐS
Chúng ta thường có xu hướng ăn những thực phẩm mình thích và tự cho rằng nó cũng “có lợi cho sức khoẻ”.
Tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng khi nhiễm xạ. Nhiễm xạ có thể xảy ra do quá trình điều trị bệnh bằng tia xạ hoặc khi có tình trạng rò rỉ iod phóng xạ (I-131) sau các sự cố hạt nhân.
(HBĐT) - Ngày 24/3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tổ chức ký kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2011-2015.
(HBĐT)- Từ ngày 1/1/2008, lực lượng thú y cơ sở chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Họ được coi là “chân rết”, những người bám sát địa bàn tham gia vào phòng- chống dịch bệnh và phát triển đàn gia súc, gia cầm ở các địa phương.
Các thuốc ức chế enzym chuyển angiotension (thuốc ức chế ACE) trong điều trị các bệnh tim mạch nói chung và tăng huyết áp (THA) nói riêng có cơ chế giống nhau (ức chế chuyển hoá từ angiotensin I thành angiotensin II), nên nhóm này đều có các chỉ định điều trị, tác dụng không mong muốn và chống chỉ định rất chặt chẽ. Và trong quá trình sử dụng, người bệnh cần nhận biết được đâu là những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra để phòng tránh và khắc phục…
Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm các chuyển hóa, các quá trình hóa học trong cơ thể, trong đó các quá trình phản ứng men rất hệ trọng mà các quá trình đó vốn đã giảm sút theo tuổi già. Từ đó nổi lên vấn đề vitamin với người cao tuổi rất bức thiết, cần phải quan tâm cung cấp cho họ đầy đủ.