Trung tâm tổ chức cho học viên tăng gia sản xuất để khắc phục khó khăn.

Trung tâm tổ chức cho học viên tăng gia sản xuất để khắc phục khó khăn.

(HBĐT)- Hiện nay, trong khi quyết định của cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế đối tượng cai nghiện bắt buộc tại trung tâm là 24 tháng nhưng kinh phí ngân sách chỉ cấp hạn mức 12 tháng, 12 tháng còn lại gia đình tự lo. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất đặt ra trong chữa trị, cai nghiện phục hồi bởi không phải gia đình nào cũng đáp ứng được yêu cầu về kinh tế.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Quang Triệu – Giám đốc Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội Lạc Sơn trăn trở: Hiện tại, trung tâm đang tiến hành cai nghiện, phục hồi cho 104 học viên. Trong đó có hơn 50% học viên đã hết thời gian được hỗ trợ và đã bước sang giai đoạn gia đình phải đóng góp. Tuy nhiên, thực tế là hầu như không có hộ gia đình nào đóng góp cho con em cả. Do vậy, trung tâm đang phải tăng gia sản xuất để cố gắng giữ học viên đến hết 18 tháng. Hiện nay, mức hỗ trợ cho học viên 360.000 đồng/tháng. Mức hỗ trợ này còn khá thấp so với sự tăng cao của giá cả tiêu dùng, nhu cầu sinh hoạt của học viên. Để khắc phục khó khăn, trung tâm đã tổ chức tăng gia bằng các hoạt động cụ thể như: sản xuất vật liệu xây dựng, trồng rau, ngô, nuôi lợn….Năm 2010, trung tâm đã được đầu tư dây chuyền sản xuất gạch hiện đại với công suất 11 triệu viên/năm, nhưng cho đến nay mới xong phần vỏ, chưa đi vào hoạt động. Trong khi đó, toàn bộ diện tích của trung tâm là 4,1 ha, nhà điều hành và nhà ở cho học viên chiếm hơn 2 ha, chỉ còn 1 ha cho tăng gia chăn nuôi, trồng trọt. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết thêm, mặc dù theo quy định từ tháng 4/2010 trở về trước, học viên cai nghiện đủ 12 tháng sẽ trả về địa phương nhưng từ tháng 4/2009, trung tâm đã có chủ trương giữ học viên thêm 6 tháng. Khắc phục khó khăn, tích cực tăng gia sản xuất để đảm bảo tiền ăn cho học viên, trung tâm đang hướng đến mục tiêu phấn đấu giữ học viên đến 24 tháng.

 

Cùng với khó khăn vì kinh phí cho chương trình cai nghiện, phục hồi chưa tương xứng với số lượng người được chữa trị, trung tâm đang phải đối mặt với khó khăn về nguồn nước và lực lượng cán bộ. Trước đây, trung tâm vẫn sử dụng giếng đào nhưng từ mùa khô năm 2010, giếng đào đã cạn kiệt, nhiều mũi khoan đến độ sâu 80 m nhưng vẫn không có nước. Từ đầu năm 2011 đến nay, trung tâm phải bơm nước từ sông Bưởi để sử dụng. Với nhu cầu sinh hoạt của gần 150 cán bộ, học viên, vấn đề nước sạch đang là mong muốn khẩn thiết hàng đầu của trung tâm. Thực tế này rất cần được quan tâm, kịp thời khắc phục.

 

Hiện nay, Trung tâm giáo dục – Lao động xã hội Lạc Sơn đang có 45 cán bộ, trong đó chỉ có 19 cán bộ trong biên chế còn 26 cán bộ hợp đồng 68. Theo Nghị định số 68 ngày 17/11/2000, định mức kinh phí ngân sách cấp cho số lao động này là 15 triệu đồng/người/năm, không đủ chi lương và các khoản phụ cấp đặc thù. Trong khi do tính chất đặc thù công việc, cán bộ của trung tâm hầu như không có ngày lễ, tết, thường xuyên phải có mặt 24/24h mà đồng lương ít ỏi nên đời sống cán bộ trung tâm khá khó khăn. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho hoạt động của trung tâm.

 

Đồng chí Nguyễn Quang Triệu cho biết thêm: Ngoài những khó khăn đang phải nỗ lực khắc phục, thực hiện  Nghị định 94, bắt đầu từ năm 2011, chúng tôi phải thực hiện việc sau cai 24 tháng tiếp tục giữ học viên lại thêm 12 – 24 tháng để dạy nghề và tạo việc làm tại trung tâm. Đây là việc làm hết sức cần thiết để giúp người sau cai nghiện ma tuý trở về hoà nhập cộng đồng, có việc làm, thu nhập, hạn chế mức thấp nhất tình trạng tái nghiện. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó, trung tâm cần được mở rộng diện tích và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý, giáo dục, dạy nghề cho học viên. Với mục tiêu đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng địa bàn trong sạch, không có ma tuý, đưa những người lầm lỡ trở về hoà nhập cộng đồng, việc đầu tư cho hoạt động cai nghiện, phục hồi luôn cần nhận được sự quan tâm, đầu tư của toàn xã hội.

                                                                                                           

 

                                                                                    Dương Liễu

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục