Việc chụp cắt lớp vi tính (CT) cho trẻ em khi khám cấp cứu gia tăng đã dấy lên mối lo ngại về sự tiếp xúc với liều phóng xạ dành cho người lớn và nguy cơ ung thư ở trẻ em.
Ở người lớn, việc ứng dụng chụp CT trong hoạt động khám chữa bệnh cũng làm gia tăng mối lo ngại về việc bị phơi nhiễm bức xạ, gây ung thư sau này.
Ở trẻ em, chụp CT đòi hỏi sự giám sát đặc biệt, từ việc điều chỉnh liều phù hợp với kích thước cơ thể do trẻ nhạy cảm với chất phóng xạ hơn người lớn, cuộc sống của trẻ dài hơn và có nhiều thời gian để các bệnh ung thư do bức xạ phát tác hơn.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu trong các cuộc điều tra hàng năm của chính phủ về việc sử dụng CT ở nhóm bệnh nhân dưới 18 tuổi. Các kết quả cho thấy sự cải tiến về công nghệ CT đã cho những hình ảnh rõ ràng và nhanh hơn đã khiến việc sử dụng công cụ này trong chẩn đoán nhiều lên. Các yếu tố khác bao gồm cả nỗi lo ngại kiện tụng của bác sĩ do chẩn đoán nhầm, không chẩn đoán ra bệnh. Chụp CT được áp dụng chủ yếu ở trẻ em bị chấn thương vùng đầu, bị đau đầu hay đau bụng.
Tuy nhiên, trên thực tế, chụp X-quang, siêu âm cũng cho kết quả chẩn đoán chính xác trong nhiều trường hợp, giúp hạn chế tối đa việc tiếp xúc với chất phóng xạ.
Nghiên cứu này nhằm “nhấn mạnh sự cần thiết phải đặc biệt chú ý đối với nhóm dân số đặc biệt này sao cho việc chiếu chụp đó là cần thiết và phù hợp với trẻ”, Trưởng nhóm nghiên cứu, TS David Larson, TT Y tế của bệnh viện Nhi Cincinnate (Mỹ), cho biết.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn chế lưu lượng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế lưu lượng khí thở ra thường tiến triển và liên quan với đáp ứng viêm bất thường của phổi với các hạt khí và khí độc hại. Đây là bệnh có thể dự phòng và điều trị được. BPTNMT bao gồm bệnh viêm phế quản mạn và khí thũng phổi.
Chim cút được tôn là sâm động vật, vì vậy người ta cũng đã kiểm nghiệm thấy trứng chim cút rất giàu dinh dưỡng hơn cả trứng gà vịt, đặc biệt loại trứng cút lộn lại tuyệt vời.
Nhiễm mỡ ở gan kéo dài làm tế bào gan bị hủy hoại, chức năng gan suy giảm. Người bị gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ như xơ gan, thậm chí là ung thư gan... Sự gia tăng của căn bệnh này đang được coi là bệnh gan của thế kỷ 21.
Vào những ngày trời lạnh, mưa rét, thời tiết thay đổi, khiến cơ thể giảm sức đề kháng, dễ nhiễm lạnh, thường gây ra một số bệnh như cảm lạnh, đau bụng do lạnh,… Đau bụng do lạnh thường có một số triệu chứng như bụng lạnh đau kèm theo đầy bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, tay chân lạnh,...
Tắc ruột non có thể do nguyên nhân cơ học hay do liệt ruột. Tuy ruột liệt vô động lực hay xảy ra hơn, nhưng thường tự giới hạn và không phải phẫu thuật. Tắc cơ học có thể gây nên bởi những yếu tố nội tại hay ngoại lai. Nếu tắc ruột non hoàn toàn, không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phúc mạc và tử vong.
Lao động mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, uống nhiều rượu bia, nghiện thuốc lá… thường gây nên những cơn đau nửa đầu. Ngoài ra, nếu bệnh đã có từ trước thì cũng hay tái phát, người ta cũng cho rằng trong gia đình nếu cha mẹ hay có chứng đau nửa đầu thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh. Để phòng ngừa được chứng bệnh này, người bệnh cần tuân thủ những yêu cầu sau: