Ngày 6-4, tin từ các doanh nghiệp dược tham gia chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu năm 2011 (chương trình bình ổn) cho biết đã lên kế hoạch sản xuất và cung ứng các mặt hàng thuốc đã đăng ký. Tuy nhiên, việc cung ứng như thế nào, đến đâu vẫn chưa cụ thể, mặc dù chương trình đã thông báo bắt đầu từ 1-4-2011.

Sản xuất thuốc tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương Vidipha. Ảnh: Tg.Lâm

Đẩy hàng... tồn kho

Được chọn là một trong 4 doanh nghiệp dược tham gia chương trình bình ổn giá thuốc đầu tiên, Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm đang chuẩn bị kế hoạch cho việc cung ứng hàng đến các điểm bán. Theo ông Phạm Phước Đức, Giám đốc điều hành, công ty đăng ký tham gia 7 mặt hàng gồm thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc trị đường hô hấp, thuốc nhỏ mắt, thuốc trị đường tiêu hóa, thuốc tim mạch và thuốc kháng sinh. “Đây là những mặt hàng thuốc thông thường hiện công ty sản xuất và phân phối thường xuyên nên rất chủ động nguồn hàng”, ông Đức nói. Cũng theo ông Đức, với 7 mặt hàng đăng ký tham gia bình ổn giá có số lượng khoảng 20 triệu viên. Trong khi nhà máy của Công ty Dược Euvipharm có công suất lên tới 80 triệu viên/tháng thì việc đảm bảo cung ứng nguồn hàng là nằm trong tầm tay. Hơn nữa, hiện công ty vẫn đang còn hàng tồn kho có thể cung ứng cho thị trường.

Trong khi đó, dược sĩ Nguyễn Thị Châu Oanh, Phó Tổng giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Dược phẩm 3 Tháng 2, cho biết các mặt hàng thuốc tham gia bình ổn giá vẫn sản xuất và phân phối lâu nay và hiện vẫn đang phân phối nên khi cần là có ngay. Nhưng dược sĩ Oanh băn khoăn: “Công ty là nhà sản xuất bán sỉ, còn phải qua các khâu trung gian như công ty phân phối và các nhà thuốc nữa nên…còn nhiều vấn đề lắm”.

Tuy rằng việc bán thuốc bình ổn giá đến tay người bệnh sẽ có giá thấp hơn ít nhất 10% các mặt hàng cùng loại khác nhưng các nhà sản xuất cũng phải tùy thuộc vào nhà thuốc có chấp nhận tham gia hay không và họ được quyền lợi gì. Dược sĩ Oanh cho biết còn phải họp bàn thêm với Sở Y tế TPHCM và thương thảo với các nhà thuốc nữa nên chưa cụ thể được chương trình bình ổn giá thuốc triển khai ra sao. Tương tự, ông Trang Văn Tốt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Glomed, cho biết những mặt hàng tham gia chương trình bình ổn giá thuốc vẫn đang bán và có sẵn. Song để cung ứng hàng như thế nào, đến tận tay người bệnh ra sao, ông Tốt nói còn chờ họp bàn tiếp với Sở Y tế TPHCM.

Theo chương trình bình ổn giá thuốc được Sở Y tế TPHCM công bố, hiện ngoài 3 doanh nghiệp dược nói trên, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco cũng tham gia. Ngoài ra, một số công ty dược khác cũng đang tìm hiểu để đăng ký tham gia… Tuy nhiên, nhiều ý kiến không khỏi quan ngại vì nếu không kiểm soát tốt sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp dược thanh lý hàng tồn kho, hàng cận đát hoặc kém chất lượng.

Chờ chọn logo

Theo nội dung kế hoạch đặt ra, thuốc bình ổn giá được phân phối qua hệ thống nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc chuỗi doanh nghiệp và nhà thuốc tư nhân trên địa bàn dân cư. Trước mắt chọn 40 hoạt chất với 10 nhóm thuốc trị các bệnh thông thường, mãn tính như giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, tiêu chảy, trị ho, đau dạ dày, tim mạch, tiểu đường, kháng sinh, kháng viêm và thuốc nhỏ mắt. Số lượng thuốc tham gia bình ổn thị trường chiếm 50% nhu cầu của các nhóm thuốc thiết yếu người dân thành phố sử dụng. Theo các chuyên gia y tế, vấn đề là các nhà thuốc có tham gia và cam kết bán đúng giá bình ổn hay không. Hơn nữa, người dân biết nhà thuốc nào bán giá bình ổn mà mua.

Về vấn đề này, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết đã yêu cầu các nhà thuốc bệnh viện tham gia trước, kế đến là các nhà thuốc đạt chuẩn Thực hành tốt bán thuốc (GPP). Mặt khác đã họp bàn với các doanh nghiệp dược tham gia bình ổn giá thiết kế logo bình ổn giá và áp-phích để dán tại các điểm bán thuốc bình ổn giá. Sau khi các doanh nghiệp thiết kế xong sẽ gửi lên Sở Công thương để chọn và duyệt. Nghĩa là hiện vẫn phải chờ xem logo thiết kế ra sao và có phù hợp với chương trình bình ổn giá thuốc hay không?

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đặt vấn đề liệu thuốc bình ổn giá mà các doanh nghiệp đưa ra có đảm bảo chất lượng khi mà giá của họ rẻ hơn nhiều so với mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp dược khác. Thực tế nhiều doanh nghiệp dược lớn, có uy tín không muốn tham gia chương trình bình ổn giá thuốc bởi tính ra không có lời lãi gì. Theo PGS Phong Lan, theo quy định những công ty dược tham gia bình ổn giá thuốc đều có nhà máy đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP-WHO), đảm bảo chất lượng. Lượng thuốc dồi dào, có khả năng cân đối cung cầu cho người dân thành phố, kể cả trong trường hợp có xảy ra biến động, nhu cầu sử dụng thuốc tăng cao. Do đó, chưa lấy gì đáng ngại về chất lượng thuốc. PGS Phong Lan cũng cho biết, do đặc thù thuốc chữa bệnh nên việc triển khai không thể nhanh chóng giống như các mặt hàng thực phẩm khác.

 

                                                                              Theo SGGP

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục