Lạm dụng thuốc ở cả bệnh nhân và bác sĩ đã khiến tình trạng kháng kháng sinh gia tăng ngày càng nhiều
Thói quen tự kê đơn mua thuốc của người bệnh, trình độ thầy thuốc cùng với việc kê đơn ngẫu hứng và “lòng tham” của người bán thuốc đã đẩy Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Trong điều tra về các bệnh tật cụ thể như lao, một khảo sát nghiên cứu cho thấy khoảng 3% số ca sốt rét P.falciparum kháng các liệu pháp kết hợp Artemisinin ở các tỉnh như Quảng Trị, Gia Lai và Đắc Nông. Hậu quả là có khoảng 5.900 ca nhiễm lao đa kháng thuốc, gây 1.800 ca tử vong mỗi năm.
Còn chương trình Giám sát sự lây lan của HIV kháng thuốc tại TPHCM năm 2008 đã ghi nhận khoảng 5-15% số người đã kháng lại các loại thuốc kháng vi rút, thậm chí trước khi bắt đầu phác đồ điều trị…
Đó là những nguyên nhân chính khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt
Tại người dân, tại cả bác sĩ
Tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày sức khoẻ thế giới sáng nay (7/4) với chủ đề “Chống khán thuốc: Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhấn mạnh: “Sự phát triển khả năng kháng thuốc của vi khuẩn là một quá trình tự nhiên sớm muộn cũng sẽ xảy ra với mọi loại thuốc. Thế nhưng, quá trình tự nhiên này ngày càng xảy ra nhanh hơn và được củng cố bởi chính sự lạm dụng một cách bừa bãi của con người, coi kháng sinh là “thần dược” với tất cả các loại bệnh nhiễm trùng, sử dụng kéo dài….”.
Còn TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng: “Chính trình độ của thầy thuốc cùng với việc kê đơn theo ngẫu hứng và “lòng tham vô đáy” của những người bán thuốc là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thực trạng trên”. Cụ thể, theo một báo cáo mới đây của Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) về kết quả khảo sát tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội, số thuốc được kê trung bình một đơn là 7,06 loại, nhiều đơn có tới 10 - 20 loại. Đáng chú ý, kháng sinh được sử dụng ở rất nhiều đơn thuốc, có khoa thuốc kháng sinh được sử dụng ở 100% bệnh nhân.
Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh đang gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo người bệnh không nên lạm dụng. Khi có bệnh cần đi khám chứ không tự ý uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Khi uống cần tuân thủ 4 quy tắc: đúng chỉ định, liều lượng, thời gian và cách dùng.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng sẽ liên tục thanh kiểm tra khâu kê đơn, sử dụng thuốc tại bệnh viện để phát hiện và sẽ xử lý nghiêm các sai phạm. Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ xây dựng chương trình giám sát quốc gia về kháng sinh, thiết lập hệ thống giám sát mức độ đề kháng của vi khuẩn tại mỗi bệnh viện, khu vực và trong phạm vi toàn quốc….
“Các cơ quan chức năng phải làm mạnh hơn nữa, nhiều hơn nữa thì mới chấn chỉnh được tình trạng này!”, TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Không chỉ ở Việt Nam, mới đây, các nhà khoa học trên thế giới đã liên tiếp thông báo ghi nhận sự xuất hiện gene kháng thuốc của vi khuẩn đối với một số loại kháng sinh nhóm carbapennem, một nhóm kháng sinh thế hệ mới, cho thấy có thể có sự biến đổi mạnh mẽ của các loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Đại diện của WHO cho biết, trong năm 2010 đã có 58 quốc gia báo cáo về sự tồn tại của bệnh lao kháng thuốc (KT) nghiêm trọng và trong vòng một năm số quốc gia có báo cáo cho WHO đã tăng lên 69. Mỗi năm, thế giới cũng có khoảng 440 ca nhiễm lao đa KT mới, là nguyên nhân gây ra ít nhất 150.000 ca tử vong. Trước tình trạng này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đang lo ngại, kháng sinh có thể mất khả năng chữa bệnh. Khi đó, loài người có khả năng quay trở lại thời kỳ trước khi thuốc kháng sinh được phát hiện và hàng tỷ người sẽ có nguy cơ cao khi mắc các bệnh nhiễm trùng mà không được kháng sinh bảo vệ. |
Theo DanTri
Việc chụp cắt lớp vi tính (CT) cho trẻ em khi khám cấp cứu gia tăng đã dấy lên mối lo ngại về sự tiếp xúc với liều phóng xạ dành cho người lớn và nguy cơ ung thư ở trẻ em.
Theo trang tin healthday.com, Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Mỹ đưa ra những lời khuyên sau giúp củng cố xương:
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn hiện có 27/27 cơ sở xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN). Thời gian qua, Ban chỉ đạo vận động HMTN huyện và các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động HMTN có hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Kháng sinh là những thuốc có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bệnh đau khớp nào cũng do nhiễm khuẩn. Vì thế, không phải trường hợp đau khớp nào cũng phải dùng đến kháng sinh…
Thuốc dùng trong tai mũi họng rất đa dạng, có thể dùng theo đường tại chỗ (nhỏ, xịt, bôi) hay toàn thân (uống, tiêm). Tuy nhiên, khi dùng thuốc điều trị các bệnh về tai mũi họng cần chú ý tới các nguy cơ do thuốc có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn chế lưu lượng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế lưu lượng khí thở ra thường tiến triển và liên quan với đáp ứng viêm bất thường của phổi với các hạt khí và khí độc hại. Đây là bệnh có thể dự phòng và điều trị được. BPTNMT bao gồm bệnh viêm phế quản mạn và khí thũng phổi.