Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới (7.4) là "Chống kháng thuốc! Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa".

 

"Vị cứu tinh"

Vào những năm 1940, những viên thuốc kháng sinh đầu tiên hiện diện, được giới y khoa và người bệnh "chào đón" như một phép lạ của nền y học, như "thần dược". Bởi vì, nhờ thuốc kháng sinh mà có thể chữa khỏi những bệnh truyền nhiễm gây tử vong cho hàng triệu người mỗi năm trên thế giới lúc bấy giờ; sức gây tổn thương của những bệnh lậu, giang mai, bệnh phong giảm đi; và nguy cơ gây tử vong của những bệnh quá thông thường như viêm họng do liên cầu khuẩn, hay vết trầy xước của một đứa bé gần như không còn nữa… Sức khỏe con người nhờ đó được cải thiện hơn, tuổi thọ ngày một tăng dần.

 
Thuốc là con dao hai lưỡi, sử dụng bừa bãi sẽ gây lờn thuốc - Ảnh: T.Tùng

Dùng thuốc không hợp lý

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây kháng thuốc không chỉ đơn thuần ở người bệnh, mà còn do bác sĩ, dược sĩ. Ở người bệnh là do họ tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi, không qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, hay người có chuyên môn. Còn ở bác sĩ đó là việc kê toa không hợp lý, kê quá liều, thiếu liều, hoặc không chuẩn (sai liều). Còn với dược sĩ là tình trạng bán thuốc không theo toa của bác sĩ.

Nếu không có những hành động khắc phục, thế giới sẽ dẫn tới "kỷ nguyên hậu kháng sinh", trong đó những bệnh nhiễm trùng thông thường sẽ không còn thuốc chữa!

Tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý là nguyên nhân chính dẫn đến kháng (lờn) thuốc. Trong đó, việc người ta cho thuốc quá nhiều với lý do "đánh bao vây" cho chắc ăn; hay do người bệnh yêu cầu; nhưng thường là để bác sĩ và dược sĩ kiếm được nhiều tiền hơn, là những yếu tố được giới chuyên môn quan tâm trong vấn đề lạm dụng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không hợp lý (dùng không đủ liều) còn xảy ra ở những người bệnh nghèo - họ không đủ tiền để theo đuổi trọn vẹn một liệu trình điều trị, mà thường sau khi uống vài ngày, cảm thấy đỡ bệnh thì ngưng thuốc, vì thế không diệt hết mầm bệnh được, mà còn làm cho vi khuẩn, vi trùng, ký sinh trùng lờn thuốc. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do tình trạng thuốc kém chất lượng lưu hành; tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh ồ ạt để kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi.

Những quan ngại

Phát đi thông điệp cảnh báo về tình trạng kháng thuốc trên toàn cầu nhân Ngày Sức khỏe thế giới năm nay, WHO bày tỏ quan ngại về tình trạng kháng thuốc kháng sinh và cho rằng nó sẽ là hậu quả khôn lường đối với người bệnh và xã hội. Vì, theo WHO, với các bệnh nhiễm khuẩn, nếu vi khuẩn đã kháng thuốc thì phác đồ điều trị chuẩn sẽ không còn hiệu quả, khiến việc chữa trị kéo dài, gia tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Việc người bệnh nhiễm khuẩn điều trị kéo dài sẽ làm gia tăng tình trạng lây lan vi khuẩn kháng thuốc trong cộng đồng. Và khi các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp cũng bị kháng thuốc sẽ trở thành mối đe dọa. 

Năm vừa qua, trên thế giới có khoảng 440 nghìn người nhiễm bệnh lao mới đa kháng thuốc, 1/3 trong số này đã bị tử vong. Vi trùng lao siêu kháng thuốc đã được phát hiện ở 58 quốc gia, còn cuộc chiến chống bệnh sốt rét trên thế giới cũng đang khó khăn bởi vi trùng siêu kháng thuốc. Bệnh lậu (lây truyền qua đường tình dục) cũng đang ngày càng gia tăng các trường hợp vi trùng kháng với thuốc điều trị bậc cuối; sự xuất hiện của các siêu vi do nhiễm khuẩn bệnh viện có khả năng đề kháng với các loại kháng sinh ngày càng xảy ra nhiều hơn…

Trước thực trạng đó, WHO yêu gọi, chính phủ và hệ thống quản lý dược phẩm của các nước hãy nhanh chóng đi đúng hướng, áp dụng các biện pháp đúng đắn; cải thiện hệ thống quản lý và cung ứng thuốc; kiểm soát các bệnh nhiễm trùng…

 

                                                                           Theo ThanhNien

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Diễu hành ra quân Tháng hành động vì chất lượng VSAT thực phẩm.
Đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh làm việc với BCĐ VSATTP huyện Lạc Sơn.
Không có hình ảnh

Đông y trị yết hầu thũng thống

Trên báo SK&ÐS Chủ nhật số 58, chúng tôi đã giới thiệu các phương thuốc điều trị theo thể ngoại cảm phong hàn, ngoại cảm phải dịch độc thời khí, dương minh tích nhiệt; trong số này chúng tôi giới thiệu tiếp phương thuốc điều trị thể đàm hỏa, khí hư, tỳ can uất và thận hư cảm nhiễm ngoại tà.

Đấu thầu thuốc theo dự thảo mới: Tránh mỗi nơi làm một kiểu

Dự thảo Thông tư liên tịch của Bộ Y tế- Tài chính hướng dẫn về công tác đấu thầu thuốc đang được Bộ Y tế lấy ý kiến tại các bệnh viện và các tổ chức, cá nhân đưa ra nhiều quy định mới liên quan đến công tác đấu thầu thuốc vào bệnh viện của các cơ sở y tế công lập so với Thông tư đang thực hiện. Vậy những quy định mới này mang lại cho các cơ sở y tế những thuận lợi, khó khăn gì khi triển khai thực hiện so với Thông tư hiện hành? Ghi nhận của phóng viên báo SK&ĐS về vấn đề này…

Giãn phế quản và biến chứng nguy hiểm

Trong các bệnh lý đường hô hấp, giãn phế quản (GPQ) là bệnh rất hay mắc phải, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhất là ở trẻ em, người già, người bị suy giảm miễn dịch…

Dễ bị loét dạ dày vì vừa ăn vừa đọc

Nhịp sống nhanh khiến con người tranh thủ làm nhiều việc cùng 1 lúc, trong đó có cả thói quen vừa ăn vừa đọc. Dưới đây là lời khuyên của TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, trưởng khoa dinh dưỡng cộng đồng, trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, về vấn đề này.

Cùng nỗ lực “sản xuất - kinh doanh - sử dụng thực phẩm theo Luật ATTP”

(HBĐT) - “Thực tế cho thấy, công tác quản lý ATVSTP vẫn còn bất cập. Trong đó là năng lực, trình độ đội ngũ quản lý ATVSTP chưa đáp ứng yêu cầu, vừa thiếu, vừa yếu, phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn. Quy mô của hoạt động bảo đảm ATVSTP trên địa bàn quá phức tạp so với năng lực hiện có dẫn đến bị động, thường xuyên chạy theo giải quyết phát sinh đột xuất. Bên cạnh đó là sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ quản lý, xử lý... cũng là rào cản cho vấn đề ATVSTP...”- Đó là chia sẻ của ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP xung quanh vấn đề quản lý ATVSTP trên địa bàn tỉnh ta.

Trung Quốc thấy chất biến thịt lợn thành thịt bò

Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 18/4 đưa tin các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc đã phát hiện một loại chất phụ gia gọi là “cao thịt bò” tại một số tỉnh như An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông. Chất này có thể làm thịt lợn biến thành thịt bò trong vòng 3 phút sau khi được tẩm ướp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục