TS Trần Quốc Bình, Giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền TƯ, khẳng định: Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý nguy hiểm, khó lường nếu người bệnh không chú ý đề phòng để ngăn chặn nguy cơ từ sớm.

 

Đi khám khi chưa có biểu hiện bệnh

 
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới hiện có đến hơn 1,5 tỷ người mắc phải căn bệnh Tăng huyết áp (THA).

 

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê điều tra THA tại miền Bắc, sau 10 năm (1982-1992), tỉ lệ THA đã tăng hơn 10 lần (từ 1% lên tới 11,79% dân số) và 10 năm sau đó (2002), tỉ lệ này đã tăng lên thành 16,3%.

 

Mới đây nhất, trong dự án phòng chống tăng huyết áp quốc gia năm 2009 - 2010, kết quả khảo sát của Bộ Y tế cho thấy hơn 1/4 người mắc bệnh tăng huyết áp là từ 25 tuổi trở lên.

 

Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Nguyễn Nhược Kim, Phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cho biết: “Nguyên nhân chính thường gặp trong bệnh lý THA là do làm việc căng thẳng dẫn đến stress (nhân viên các văn phòng), ít vận động, ăn nhiều mỡ động vật, ăn mặn, uống nhiều bia rượu và thuốc lá.

 

Ngoài ra, “Hạn chế của người dân nước ta là chưa thấy đau yếu, chưa thấy biểu hiện xấu về sức khỏe, nhất là với bệnh lý THA, thì chưa chịu đi khám. Ở các nước Âu Mỹ, bệnh lý THA được kiểm soát rất tốt vì chính bản thân những người có nguy cơ cao đã đăng ký lịch khám định kỳ để theo dõi, phát hiện để tìm cách điều trị nên giảm thiểu được những nguy hiểm bất ngờ”, PGS.TS Kim cho biết.

 


Hội thảo khoa học nhân ngày Thế giới phòng chống bệnh Tăng huyết áp. (Ảnh: Q.Đ)

Không được chủ quan sau điều trị

 

PGS.TS Kim cũng cho biết đã từng gặp những trường hợp bệnh nhân có bệnh lý THA tử vong dù đã đi bệnh viện thăm khám và điều trị. Nguyên nhân là sau thời gian đầu tuân thủ phác đồ bác sỹ, tưởng rằng mình đã khỏi nên lại sa đà vào việc ăn uống “bừa bãi”, uống cả rượu mạnh nên chỉ sau một lần ngã tại cuộc vui, bệnh nhân đã tử vong bất ngờ vì tai biến.  


PGS.TS Nguyễn Nhược Kim (cầm bó hoa): "Với bệnh lý Tăng huyết áp cần phải được bệnh nhân nắm bắt kiến thức cơ bản trong việc phát hiện và điều trị..."
(Ảnh: Q.Đ)
 
Một trong những dấu hiệu của thừa cân, béo phì là THA. Vì thế, để đề phòng sự nguy hiểm cần phải đến các cơ sở y tế cấp phường xã để kiểm tra huyết áp. Nếu ở trong giới hạn tối đa là 140ml thủy ngân và tối thiểu là 90ml thủy ngân thì là những người đã ở trong giai đoạn tiền tăng THA.

 

Những người này cần phải thực hiện ngay các phương pháp loại trừ những yếu tố nguy cơ gây THA như tuân thủ nguyên tắc về ăn uống, tập thể dục để giảm cân. Với những người ít vận động thì phải cố gắng thay đổi lối sống bằng việc tăng cường vận động hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao, giải trí khác. Ngoài ra, bệnh lý THA cũng là loại bệnh lý có tính chất gia đình bởi theo PGS. TS Kim, bố mẹ mà bị THA thì con cái cũng dễ bị ảnh hưởng.

 

Về phương pháp điều trị bệnh lý THA, TS Trần Quốc Bình cho rằng, để có thể điều trị thành công bệnh lý THA hiện nay trên thế giới vẫn sử dụng cả hai phương pháp cổ truyền và hiện đại. Trong đó, các vị thuốc có tác dụng hỗ trợ cho việc điều trị bệnh lý THA có nhiều ở đất nước ta như: Hoa Hòe, Câu Đàn, Hạ Khô Thảo, Giun đất (giun quế)…
 

Tại hội thảo nhân ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp (17/05) tổ chức tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, các chuyên gia nhấn mạnh tác dụng hạ huyết áp phòng ngừa tai biến của vị thuốc Địa long (bào chế từ Giun quế). Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy Giun quế giúp hạ huyết áp, làm tan cục máu đông do đó dự phòng tai biến mạch máu não do tăng huyết áp. Địa long (Giun quế) được kết hợp với các thảo dược khác trong viên nang Hạ Áp Ích Nhân. Đây là viên uống thảo dược đầu tiên cho người tăng huyết áp ứng dựng những tác dụng quý của Giun quế. Năm 2010, sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân cùng nhà sản xuất Nam Dược vinh dự đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia.

 

Điện thoại tư vấn: 04.22133856

Website: www.ichnhan.vn

 

                                                                              Theo DanTri

Các tin khác


Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới

Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập nước ta.

Đổi mới hình thức tuyên truyền - giải pháp quan trọng để hoàn thành chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2022, tỉnh có 2 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT). Theo Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ giao tỷ lệ bao phủ BHYT của tỉnh là 95,15%. Tuy nhiên, đến hết tháng 12/2022, tỷ lệ bao phủ thẻ BHYT của Hòa Bình chỉ đạt 90,27% dân số.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/3, tại nhà văn hóa huyện Lạc Sơn, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Ban Chỉ đạo Vận động HMTN huyện Lạc Sơn phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt I năm 2023.

Hà Tĩnh: 13 học sinh lớp 6 bị ngộ độc do ăn quả cây ngô đồng

Ngày 10/3, cô giáo Hồ Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Phổ Hải, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) xác nhận, một nhóm học sinh lớp 6 của trường phải đến khám, theo dõi tình hình sức khỏe tại Trung tâm Y tế huyện sau khi ăn quả của cây ngô đồng.

Ứng dụng VssID - phát huy vai trò cung cấp thông tin chính sách về bảo hiểm

(HBĐT) - Sau gần 2 năm triển khai, ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội (BHXH) số đã phát huy vai trò hữu ích trong việc cung cấp thông tin chính sách về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong lứa tuổi thanh, thiếu niên

Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong thanh, thiếu niên Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục