Tiểu đường được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển, gắn liền với nhiều biến chứng ở các cơ quan như não, thần kinh, thận mắt, mạch máu và đặc biệt là tim mạch. Việc biết trước các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh sẽ giúp chủ động ngăn ngừa biến chứng.
Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đã được chẩn đoán xác định, cần theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm sau đây:
- Đường huyết cao trên 15 mmol/L;
- Triệu chứng khát nước nhiều, đi tiểu nhiều tăng lên;
- Đau chân khi đi lại;
- Vã mồ hôi, run chân tay;
- Đau bụng, nôn, buồn nôn;
- Có các biểu hiện của biến chứng như lú lẫn, ý thức chậm chạp hoặc hôn mê, sốt kéo dài, tê chân tay, loét chân, đau ngực, khó thở, tiểu ít, phù, mờ mắt, liệt, ho kéo dài...
Ngoài ra cũng cần chú ý đến các biến chứng nặng có tính chất cấp cứu của những bệnh nhân tiểu đường để xử trí kịp thời như:
- Hôn mê tăng thẩm thấu: Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị có thêm các tình trạng làm mất nước như sốt, dùng thuốc lợi tiểu, uống ít nước do một lý do nào đó... hoặc dùng thuốc làm tăng đường huyết như steroid...
Bệnh nhân có biểu hiện khát nước tăng lên, ý thức chậm chạp, ngủ nhiều rồi đi dần vào hôn mê.
- Hôn mê nhiễm toan-ceton: Bệnh nhân tiểu đường đang dùng insulin tự ý bỏ thuốc hoặc có thay đổi chế độ dùng thuốc như do nhầm lẫn, hay có thêm biểu hiện của bệnh nhiễm trùng, chấn thương. Biểu hiện của tình trạng cấp cứu là bệnh nhân tiểu nhiều, buồn nôn và nôn, đau bụng, ý thức chậm chạp dần rồi đi vào hôn mê.
- Hôn mê hạ đường huyết: Đây là tình trạng bệnh nhân bị hạ đường huyết do uống thuốc hay tiêm thuốc insulin quá liều hoặc dùng thuốc đúng liều nhưng bệnh nhân bỏ ăn, ăn ít; hoạt động thể lực nhiều hơn ngày thường.
Triệu chứng xảy ra bao gồm ý thức chậm chạp, lú lẫn, vã mồ hôi, run chân tay, cảm giác đói dữ dội và nặng thì gây hôn mê.
Những bệnh nhân tiểu đường khi xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở trên phải đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không được tự ý chăm sóc bệnh tại nhà để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Theo DanTri
Thời tiết nóng ẩm trong mùa hè tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virut gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho người.
Thất âm (mất tiếng) còn gọi là khản tiếng. Biểu hiện là tiếng nói của người bệnh thều thào khó nghe, có khi mất tiếng không nói được nữa. Nguyên nhân theo y học hiện đại là do nói nhiều, nóiliên tục trong một thời gian dài; do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, cảm lạnh, viêm họng... dẫn đến viêm thanh quản cấp tính làm tổn thương dây thanh âm. Theo y học cổ truyền, thất âm có liên quan mật thiết với tạngphế và thận. Vì phổi là cửa của thanh âm; thận là gốc của thanh âm. Thận bị suy hư, dinh dưỡng yếu kém dẫn đến khả năng tạo âm của phế khí suy yếu.
Nhiều người, nhất là người lớn tuổi thường hay than phiền về những cơn đau tay chân, mình mẩy hay sưng các khớp gối, lên xuống cầu thang khó khăn. Đó có thể là những biểu hiện tái phát căn bệnh thoái hóa khớp. Ngoài thuốc, chế độ ăn uống có thể góp phần phòng và chống chứng bệnh này.
Sau mấy năm không có biến đổi, không có độc lực mạnh, năm nay, virus gây bệnh tay chân miệng (TCM) đã chuyển sang một subtype mới nguy hiểm hơn.
Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn gửi các đơn vị y tế trong tỉnh, Phòng Y tế các huyện (thị, thành phố) về việc đình chỉ lưu hành và rút đăng ký 4 loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Gần 1 triệu người Australia sẽ bị bệnh mất trí nhớ vào năm 2050, trừ phi nước này đạt được những bước đột phá trong lĩnh vực y học.