Liên tục trong ba tuần qua, TP Hồ Chí Minh đã có thêm bốn ca tử vong do bệnh tay chân miệng (TCM). Tính chung từ đầu năm đến nay, thành phố có 11 ca tử vong do căn bệnh này. Một trong những nguyên nhân khiến cho các ca tử vong tăng cao do xuất hiện chủng virus mới gây ra bệnh này.

 

Theo Bác sĩ Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 3 đến nay, tại TP Hồ Chí Minh đã bùng phát dịch bệnh TCM. Số trẻ phải nhập do bệnh này đang tăng lên một cách đột biến và lan rộng tại 24/24 quận, huyện của thành phố. Trong tháng 5, mỗi tuần thành phố có 300 mắc bệnh này (cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2010).

Cùng với số ca bệnh tăng cao, số ca tử vong do TCM liên tục tăng lên. Từ đầu năm đến nay, TP Hồ Chí Minh đã có 11 trường hợp tử vong do căn bệnh này, riêng từ đầu tháng 5 đến nay đã có bốn trường hợp tử vong.

Không chỉ tại TP Hồ Chí Minh, tại các tỉnh thành khu vực phía Nam, bệnh TCM tiếp tục tăng cao. Ngày 23-5, tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 có 104 trẻ ngụ tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khu vực phía Nam phải nhập viện do bệnh này. Hiện hai bệnh viện này đang điều trị cho hơn 300 trẻ mắc bệnh này, trong đó có 15 trường bị bệnh nặng biến chứng phải thở bằng máy.

Bác sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, có hai nguyên nhân khiến ca tử vong và ca bệnh TCM tăng cao là do xuất hiện chủng virus mới gây bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh chưa được thực hiện tốt.

Kết quả thử mẫu máu các trường hợp tử vong do TCM cho thấy, xuất hiện chủng vius mới EV 71 khiến cho kháng thể có người dân chưa thích ứng kịp, trong khi đó bệnh do virus gây ra, nên không có thuốc phòng ngừa và thuốc đặc trị triệt, dẫn tới số ca bệnh và số tử vong tăng cao. Ngành y tế thành phố tiếp tục gửi mẫu máu của các trường hợp tử vong TCM phân tích xác định chủng virus mới.

Thời gian qua, ngành y tế và giáo dục của thành phố đã tăng cường kiểm tra, giám sát công tác khử khuẩn tại các trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, tuy nhiên công tác vệ sinh khử khuẩn tại các khu dân cư còn nhiều bất cập trong khi 70% số ca mắc TCM trong độ tuổi chưa đến trường và 30% còn lại phần lớn bị mắc tại nhà, số bệnh lây lan tại trường học là rất ít.

Trước mắt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sẽ cấp miễn phí cho người dân 12 nghìn gói dung dịch khử khuẩn có tính năng sử dụng thuận tiện hơn so với chất khuẩn Cloramin B đang dùng. Việc làm này nhằm giúp người dân có thói quen sử dụng thuốc khử khuẩn phòng chống dịch bệnh một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, thành phố cũng chỉ đạo ngành y tế các quận, huyện tăng cường phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền công tác vệ sinh, khử khuẩn đến người dân và hướng dẫn người dân sử dụng các loại thuốc khử khuẩn hiệu quả nhất. Sở Y tế cũng khuyến cáo người dân chủ động dùng các loại thuốc khử khuẩn có tác dụng phòng, chống bệnh TCM một cách hiệu quả có bán trên thị trường.

 

                                                                                         Theo ND

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Vaccine cũ không trị được virus cúm gia cầm

Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo đề nghị Thủ tướng cho phép tạm dừng tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đợt 1 năm 2011. Theo ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, nguyên nhân là đã có sự biến đổi của virus cúm gia cầm nên hiệu quả vaccine tiêm phòng không cao.

Đưa Luật Người cao tuổi đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Ngày 23/11/2009, Quốc hội Khóa XII đã chính thức thông qua Luật Người cao tuổi Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010. Luật Người cao tuổi được ban hành nhằm thể chế hoá, cụ thể hoá toàn diện, đầy đủ, có hệ thống từ quan điểm, chủ trương, chế độ chính sách đến giải pháp, chế tài chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi.

Lương Sơn: Nâng cao kiến thức về phòng - chống suy dinh dưỡng trẻ em cho y tế thôn, bản

(HBĐT) - Hướng tới Tháng hành động vì trẻ em, từ ngày 12 – 18/5, chương trình phòng – chống suy dinh dưỡng trẻ em của tỉnh đã phối hợp với Trung tâm TYDP huyện Lương Sơn tổ chức 3 lớp tập huấn triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng cho 103 y tế thôn bản của các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Điều trị ngộ độc thực phẩm: Cẩn trọng với kháng sinh

Kháng sinh là một trong những thuốc được dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Vấn đề quan trọng là dùng như thế nào cho hợp lý với từng bệnh nhân. Bởi nếu không thuốc sẽ làm giải phóng nhiều độc tố từ vi khuẩn, bệnh sẽ nặng thêm…

Phòng bệnh tiêu chảy trong mùa hè

Thời tiết nóng ẩm trong mùa hè tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virut gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho người.

Món ăn, nước uống chữa khàn tiếng

Thất âm (mất tiếng) còn gọi là khản tiếng. Biểu hiện là tiếng nói của người bệnh thều thào khó nghe, có khi mất tiếng không nói được nữa. Nguyên nhân theo y học hiện đại là do nói nhiều, nóiliên tục trong một thời gian dài; do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, cảm lạnh, viêm họng... dẫn đến viêm thanh quản cấp tính làm tổn thương dây thanh âm. Theo y học cổ truyền, thất âm có liên quan mật thiết với tạngphế và thận. Vì phổi là cửa của thanh âm; thận là gốc của thanh âm. Thận bị suy hư, dinh dưỡng yếu kém dẫn đến khả năng tạo âm của phế khí suy yếu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục