Trong 4 tháng đầu năm 2011, bệnh tay - chân - miệng xuất hiện tại một số tỉnh, thành phía Nam của nước ta, đặc biệt bệnh gây ra tỷ lệ mắc cao ở TP. Hồ Chí Minh và đã có một số trẻ em tử vong. Bài viết dưới đây đề cập cụ thể về căn bệnh này và cách phòng chống để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Đặc điểm của bệnh

Những ca bệnh lâm sàng ở trẻ em dưới 15 tuổi với các biểu hiện: sốt (trên 37,5oC); loét miệng (vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi) và/hoặc phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối. Ca bệnh xác định: các trường hợp có triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm dương tính với virut (Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16; Coxsackievirus B 1, 2, 3, 5; Enterovirus 71).

Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh (xem bảng).

Khi nghi ngờ mắc bệnh tay - chân - miệng, thầy thuốc sẽ lấy mẫu bệnh phẩm như phân, dịch ngoáy họng, dịch nốt phồng, dịch nốt loét, dịch não tủy là các bệnh phẩm để phân lập virut và thực hiện các xét nghiệm sinh học phân tử; máu để làm phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu. Các phương pháp xét nghiệm bao gồm phân lập virut: cấy bệnh phẩm vào tế bào thận khỉ hoặc tế bào phôi người. Virut phá hủy tế bào. Xét nghiệm RT-PCR phát hiện ARN của virut. Phản ứng huyết thanh xác định hiệu giá kháng thể đặc hiệu bằng phản ứng trung hoà, miễn dịch huỳnh quang.

Bệnh do loại virut nào gây ra?

Bệnh tay chân miệng do các virut thuộc họ Picornaviridae gây ra là Coxsackievirus A (thường gặp A16), Coxsackievirus B; Echovirus; Enterovirus (thường gặp E71, E68 hoặc CV- B2). Virut bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi. Virut bị bất hoạt bởi nhiệt 560C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma. Virut chịu được pH với phổ rộng từ 3-9. Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước javel), chlorine tự do. Không hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: cồn, chloroform, phenol, ether. Ở nhiệt độ lạnh 40C, virut sống được vài ba tuần.

 Virus Coxsackievirus B gây bệnh tay - chân - miệng.

Đường truyền bệnh của virut

Nguồn bệnh là người bệnh, người lành mang virut trong các dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Thời kỳ lây truyền: thời gian lây nhiễm từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, thường dễ lây nhất trong tuần đầu của bệnh. Bệnh lây truyền bằng đường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virut lây lan trực tiếp từ người sang người. Mọi người đều có cảm nhiễm với virut gây bệnh tay - chân - miệng, không phải tất cả mọi người nhiễm virut đều có biểu hiện bệnh; bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.

                                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5): Việt Nam mất hơn 8.000 tỷ đồng mỗi năm vì thuốc lá

Chủ đề của Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) năm nay là "Thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá". Năm 1987, các thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề ra Ngày Thế giới không thuốc lá nhằm thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đến nạn dịch thuốc lá và các bệnh tật, cái chết có thể phòng ngừa do thuốc lá gây ra.

3 loại trái cây dễ bị xử lý hóa học

Khi lựa chọn các loại hoa quả bạn nên lựa chọn kỹ tránh mua phải các loại quả bị phun ngâm thuốc kích thích có hại cho sức khỏe.

Truy tìm sản phẩm sử dụng chất tạo đục có DEHP

Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Bộ Y tế cho biết, đến chiều 30.5, kết quả rà soát chưa thấy có sản phẩm trong danh mục được cảnh báo nhập vào VN từ Công ty Dục Thân, Đài Loan (nhà sản xuất chất tạo đục có sử dụng hóa chất DEHP).

Chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè

(HBĐT) - 5 tháng đầu năm 2011, tỉnh ta đã ghi nhận 1.418 ca tiêu chảy, 3.510 ca cúm, 239 ca bệnh thủy đậu, 416 ca quai bị, 181 ca rubella, 6 ca bệnh hội chứng lỵ và 8 ca bệnh lỵ amip. Các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như tả, sốt xuất huyết, liên cầu lợn ở người, chân – tay – miệng có nguy cơ bùng phát và thành dịch.

Chuyển tế bào da thành tế bào não

Một nhóm các nhà khoa học California cho biết họ vừa chuyển đổi thành công tế bào da người thành tế bào não. Các nhà khoa học dựa trên nguyên tắc ADN của tế bào thai tạo ra các tế bào não, theo đó những virus biến đổi gien đặt vào các tế bào da của bào thai. Những virus này sẽ đọc ADN sau đó mã hóa protein trong tế bào để trở thành tế bào não.

Trị mùi cơ thể hiệu quả trong ngày hè

Để thoát khỏi mùi cơ thể trong những ngày nắng nóng, bạn nên áp dụng những cách đơn giản và khá tự nhiên dưới đây:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục