Chủ đề của Ngày Thế giới không thuốc lá (31-5) năm nay là "Thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá". Năm 1987, các thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đề ra Ngày Thế giới không thuốc lá nhằm thu hút sự chú ý của tất cả mọi người đến nạn dịch thuốc lá và các bệnh tật, cái chết có thể phòng ngừa do thuốc lá gây ra.

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử vong lớn nhất thế giới với hai bệnh đặc trưng là ung thư (phổi, vòm họng) và tim mạch. WHO thống kê, mỗi năm thế giới có khoảng 5 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá và dự báo con số này sẽ tăng lên 10 triệu vào năm 2020 (trong đó 70% ở các nước đang phát triển). Tỷ lệ tử vong do hút thuốc sẽ cao hơn cả tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông đường bộ gây ra. Tại Việt Nam, Hội Y tế công cộng công bố, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trường hợp tử vong do thuốc lá. Khói thuốc không chỉ gây bệnh cho người hút mà còn cho cả người hít phải khói thuốc và để lại di chứng cho nhiều thế hệ mai sau. Theo cảnh báo của WHO, nếu Việt Nam không làm tốt công tác phòng, chống, sẽ có khoảng 10% dân số bị chết sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Thuốc lá còn gây những tổn thất lớn về kinh tế cho từng gia đình và xã hội với thiệt hại tính chung trên toàn thế giới lên tới 200 tỷ USD mỗi năm, riêng tại Việt Nam là 8.213 tỷ VNĐ.

Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của WHO viết tắt là WHO FCTC là công cụ kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất của thế giới và là công ước đầu tiên được thương thảo với sự bảo trợ của WHO. Bên cạnh việc tham gia thực hiện Công ước khung này, 10 năm qua, Việt Nam đã nỗ lực triển khai Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP của Chính phủ về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá (quy định những nơi không hút thuốc trong các cuộc họp, trụ sở cơ quan, cơ sở y tế, trường học, nhà trẻ, rạp chiếu bóng, trên các phương tiện giao thông công cộng, nơi tập trung đông người...), tuy nhiên đến nay chúng ta mới giảm được 9% số nam giới hút thuốc. Về mục tiêu thực hiện môi trường không hút thuốc, theo điều tra GATS năm 2010, có khoảng 55,9% người lao động (tương đương với gần 8 triệu người) hiện đang bị phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc. Đáng lưu ý, vẫn còn tới 73,1% người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên (tương đương với 47 triệu người) cho biết phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà.
 
                                                                                  Theo HNM

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tiêu chảy là bệnh nguy hiểm, thường gặp vào mùa hè (ảnh tại khu tiếp nhận bệnh nhi tiêu chảy, Bệnh viện Đa khoa tỉnh).
Tế bào não người.

Trị mùi cơ thể hiệu quả trong ngày hè

Để thoát khỏi mùi cơ thể trong những ngày nắng nóng, bạn nên áp dụng những cách đơn giản và khá tự nhiên dưới đây:

Lấy mẫu kiểm nghiệm chất độc DEHP trong đồ uống

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã lấy mẫu, kiểm tra một số mặt hàng nước giải khát, thực phẩm để truy tìm có hay không sự tồn tại của chất độc trong các loại đồ uống tại thị trường Việt Nam và sẽ sớm công bố kết quả...

Tư vấn tiền hôn nhân - phuơng thuốc hữu hiệu để đẩy lùi căn bệnh huyết tán di truyền

(HBĐT) - Cuối năm 2009, Bệnh viện nhi T.Ư phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiến hành khảo sát, nghiên cứu tại cộng đồng 3: xã Đú Sáng, Vĩnh Đồng và Nam Thượng (Kim Bôi ) để tìm hiểu về cơ chế gây bệnh Thalassemia ( bệnh huyết tán di truyền).

210 xã, phường, thị trấn được cấp sản phẩm dinh dưỡng

(HBĐT) - Nhân ngày Vi chất dinh dưỡng (1 – 2/6), Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em của tỉnh vừa tiếp nhận 5.480 sản phẩm của Viện dinh dưỡng để cấp cho trẻ em các huyện, thành phố.

Nguy kịch bé 2 tháng tuổi bị chó cắn

Khi người mẹ chạy ra ngoài mua sữa, con chó nuôi trong gia đình tuột xích đã lao vào nơi bé V.D.N (2 tháng tuổi ở Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) vờn, cắn với nhiều chấn thương rất nặng nề. Hiện bé vẫn đang phải điều trị tích cực tại bệnh viện Nhi TƯ.

Cả nước chỉ có 776 bác sĩ có khả năng khám, chữa bệnh nội tiết

Theo số liệu thống kê được công bố ngày 26-5, tại lễ ra mắt Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc Bệnh viện Nội tiết T.Ư cho thấy tỷ lệ bác sĩ chuyên ngành nội tiết của nước ta thuộc loại thấp nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục