103 trẻ em đã bị nhiễm độc chì.

103 trẻ em đã bị nhiễm độc chì.

Giới chức y tế Trung Quốc ngày 12/6 cho biết đã phát hiện hơn 600 người, trong đó có 103 trẻ em, bị nhiễm độc chì tại tỉnh Chiết Giang, miền Đông nước này.

 

Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy các công nhân và con cái của họ tại 25 xưởng gia công giấy thiếc ở huyện Dương Tấn Kiều thuộc tỉnh Chiết Giang có hàm lượng chì trong máu ở mức nguy hiểm.

Theo kết quả kiểm tra y tế sơ bộ, 26 người lớn và 103 trẻ em bị nhiễm độc chì nghiêm trọng, với hàm lượng hơn 600 microgram/lít máu ở người lớn, và hơn 250 microgram/lít máu ở trẻ em.

Tất cả các cơ sở gia công này đều là xưởng gia đình. Chính quyền huyện Dương Tấn Kiều đã yêu cầu toàn bộ 25 xưởng gia công phải tạm ngừng hoạt động.

Phát ngôn viên Sở y tế huyện cho biết 129 người nhiễm độc chì ở mức nguy hiểm phải làm xét nghiệm lần thứ hai, trong đó 12 người đang được điều trị tại một bệnh viện địa phương. Những người còn lại nhiễm độc chì ở mức độ nhẹ hơn, hàm lượng từ 400-600 microgram/lít máu. Tất cả các nạn nhân bị nhiễm độc chì sẽ được điều trị miễn phí.

Cơ quan phụ trách các vấn đề về môi trường của địa phương đã tiến hành khảo sát nguồn nước, không khí và đất ở các khu vực lân cận, song không phát hiện môi trường bị ô nhiễm chì.

Huyện Dương Tấn Kiều có hơn 2.500 dân, nhưng có tới gần 200 cơ sở sản xuất giấy thiếc. Chì thường được sử dụng phổ biến trong quá trình làm giấy thiếc. Tuy nhiên, từ trước đến nay Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra tiêu chuẩn về sử dụng thiếc trong quy trình sản xuất này.

Người bị nhiễm một lượng chì cao quá mức trong máu có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa, luôn trong trạng thái lo lắng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thiếu máu và bị co giật.

                                                                               Theo TTXVN

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục