Dạy bơi cho trẻ là giải pháp hữu hiệu phòng ngừa tử vong do đuối nước gây ra.
(HBĐT) - Cái chết của 4 em nhỏ ở xã Ngọc Lương (Yên Thủy) khi đi tắm ở đập vào khu vực nước sâu bị chết đuối vào giữa tháng 5 khi vừa mới chớm hè đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ bị đuối nước, một vấn đề không mới nhưng luôn là mối quan tâm của gia đình và xã hội. Công tác phòng - chống đuối nước đã được triển khai nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, vẫn còn những vụ tai nạn đau lòng xảy ra với trẻ em.
Tháng hành động vì trẻ em năm nay được phát động với chủ đề Vì môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em. Đầu tháng 5 vừa qua, hội nghị thế giới về phòng - chống đuối nước 2011 với chủ đề Chung tay ngăn chặn đuối nước được tổ chức tại Đà Nẵng đã cho thấy mối quan tâm lớn nhằm mang lại môi trường sống an toàn cho trẻ, hạn chế những rủi ro trong cộng đồng, nhất là phòng tránh cho trẻ em khỏi những tai nạn liên quan đến đuối nước. Theo thống kê của cơ quan chức năng, hàng năm, trên cả nước có hơn 6.000 trẻ em tử vong do đuối nước, trong đó đa phần là trẻ dưới 16 tuổi, chiếm số trẻ tử vong do tai nạn thương tích. ở tỉnh ta, từ năm 2005-2010 có 66 trường hợp trẻ mắc đuối nước, có 38 trường hợp đã tử vong.
Bước vào hè là thời điểm nguy cơ xảy ra đuối nước nhiều nhất vì đây là thời gian học sinh được nghỉ hè không phải đến trường, thiếu sự quản lý, theo dõi chặt chẽ của bố mẹ nên trẻ thường đi tắm sông, suối. Là một tỉnh miền núi, trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông ngòi khá dày ở đều khắp các huyện thành phố. Nhiều gia đình sống ở gần ao, hồ, sông suối nhưng không có rào chắn bảo vệ. Tình trạng thiếu sân chơi cho trẻ em, nhất là ở khu vực nông thôn, khi được nghỉ hè trẻ thường tự do đi chơi mà một thú vui đối với trẻ ở nông thôn đó là thường ra sông, suối đùa nghịch và tắm, thậm chí các công trình xây dựng hoặc người dân đào hố không có cảnh báo hoặc sau khi làm xong không san lấp để trẻ em sa xuống hố sâu bị chết đuối
Thời gian qua, các cấp, các ngành đã có sự vào cuộc trong công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em nói chung và phòng chống đuối nước nói riêng nhưng có thể nói đến nay mới dừng lại ở góc độ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục. Bà Dương Thị Nguyệt, Phó phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB & XH) cho biết: Hàng năm, Phòng đều triển khai các văn bản chỉ đạo về công tác phòng - chống tai nạn thương tích cho trẻ em đến các huyện, thành phố, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của gia đình và cộng đồng. Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên chỉ tập trung vào hoạt động tuyên truyền, chưa xây dựng được một mô hình cụ thể về phòng - chống đuối nước cho trẻ em. Đối với ngành GD&ĐT, việc dạy bơi cho học sinh trong độ tuổi tiểu học là vấn đề được quan tâm. Tại một cuộc hội thảo của Bộ GD&ĐT về Xây dựng kế hoạch thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học cho thấy, giải pháp đưa môn bơi vào dạy trong nhà trường là một trong những giải pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để hạn chế và giảm thiểu tử vong do đuối nước gây ra đối với học sinh. Bộ cũng đã có công văn về việc triển khai công tác phòng - chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015. Theo ông Bùi Đức Ngọc, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD&ĐT), hiện việc tổ chức dạy bơi trong trường tiểu học ở tỉnh ta chưa thực hiện được, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy bơi cho học sinh cũng chưa có. Hàng năm, ngành đều phối hợp với các địa phương bàn giao và quản lý học sinh trong thời gian nghỉ hè. Thời gian qua cũng có các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức tặng áo phao, cặp phao cho học sinh vùng hồ nhưng chưa được nhiều.
Trước những hạn chế, bất cập trong công tác phòng - chống đuối nước cho trẻ em đòi hỏi cần có những biện pháp quyết liệt hơn của các cấp, ngành, sự quan tâm sâu sát hơn của gia đình và cộng đồng đối với trẻ em. Cùng với tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước cần có các biện pháp cải tạo môi trường sống trong gia đình, trường học và cộng đồng, xây dựng mô hình gia đình an toàn, cộng đồng an toàn; thực hiện các quy định, chính sách về an toàn và phòng tránh đuối nước; phát triển kỹ năng sơ cấp cứu và dạy bơi cho trẻ em. Trong đó, giải pháp quan trọng là trang bị kỹ năng bơi cho trẻ em, sớm đưa quy trình dạy bơi, học bơi cho trẻ em vào trường phổ thông.
Hà Thu
Thống kê của Viện Huyết học - Truyền máu TƯ, hiện nước ta có khoảng 5.000 người mắc bệnh rối loạn đông máu (Hemophilia) với tỷ lệ 25-60 người mắc/1 triệu dân.
Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23-11-1946 - 23-11-2011), "50 năm thảm họa da cam" tại Việt Nam (10-8-1961 - 10-8-2011) và hưởng ứng phát động của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động các cấp Hội trong cả nước thực hiện "Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam - 2011" từ ngày 10-8 đến 10-9, nhằm chủ động tham gia chăm sóc, trợ giúp nạn nhân chất độc da cam và gia đình khắc phục khó khăn.
Việc lạm dụng phẩm màu tổng hợp về lâu dài khả năng gây ung thư khá cao; nhiều loại phẩm màu tổng hợp là chất có thể gây đột biến gen và làm rối loạn thần kinh như chất Allura Red có màu đỏ thường dùng trong chế biến tương ớt, tương cà…
(HBĐT) - Ngày 8/6, Trung tâm YTDP TPHB phối hợp với phường Thịnh Lang tổ chức chương trình tư vấn nuôi con khỏe, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho trên 200 bà mẹ trên địa bàn có con từ 2 tuổi trở xuống.
Đây là nội dung trong Thông tư số 15/2011/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện (NTBV) do Bộ Y tế ban hành, có hiệu lực từ ngày 10-6-2011. Thông tư quy định, NTBV phải niêm yết giá bán lẻ của từng loại thuốc, không được bán cao hơn giá niêm yết và giá thuốc cùng loại trên thị trường.
Ngày 7-6, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Công ty New Choice Foods báo cáo đã thu hồi toàn bộ 3.688 thùng sản phẩm Thạch rau câu hương vị khoai môn nhãn hiệu TARO từ 75 đại lý và 307 siêu thị trong toàn quốc.