Cán bộ trạm y tế xã Nhân Nghĩa đo cho trẻ trong 
“Ngày vi chất dinh dưỡng” năm 2011

Cán bộ trạm y tế xã Nhân Nghĩa đo cho trẻ trong “Ngày vi chất dinh dưỡng” năm 2011

(HBĐT) - Nằm cách trung tâm huyện hơn 10 km, dân số chủ yếu là dân tộc Mường, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu vẫn tồn tại trong đời sống và sinh hoạt của người dân làm cho tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của xã Nhân Nghĩa, (Lạc Sơn) vẫn ở mức cao, trên 35%.

 

Trước thực trạng đó, Ngành y tế huyện Lạc Sơn và trạm y tế (TYT) xã Nhân Nghĩa đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn khoảng 25% vào năm 2011. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu là truyền thông giáo dục, nâng cao kiến thức để giúp người dân nhận thức đúng đắn hơn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày và thực hành dinh dưỡng hợp lý.

 

Ông Quách Công Sựn, Trạm trưởng TYT xã Nhân Nghĩa cho biết: Hàng năm, cứ đến dịp Quốc tế Thiếu nhi (1/6), tất cả các địa bàn đều triển khai ngày vi chất dinh dưỡng và tổ chức hoạt động dự án phòng - chống suy dinh dưỡng trẻ em. Người dân 15 xóm của xã Nhân Nghĩa cũng hưởng ứng và thực hiện đồng loạt. Có 443 trẻ dưới 5 tuổi trong toàn xã được cân, đo và uống vitamin A. Qua đó phát hiện 13,4% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 26,1% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi.

 

Đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng thôn, xóm không chỉ phát tờ rơi, tranh, ảnh minh họa, thông tin trên loa truyền thanh mà còn đến tuyên truyền tận các hộ gia đình, lồng ghép nội dung phòng - chống suy dinh dưỡng trong những buổi họp dân, kịp thời giải đáp, hướng dẫn, đồng thời chuyển tải những kiến thức và thực hành dinh dưỡng đến cho người dân.

 

Trong năm 2010, TYT xã đã tổ chức được 19 buổi truyền thông cho 583 lượt người; tư vấn dinh dưỡng cho 402 lượt phụ nữ mang thai và bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Trong các buổi truyền thông phòng - chống suy dinh dưỡng trẻ em, các cán bộ y tế không chỉ hướng dẫn và tư vấn về kiến thức phòng - chống suy dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng hợp lý mà còn hướng dẫn cụ thể cho phụ nữ có thai và bà mẹ nuôi con nhỏ cách chế biến thức ăn đầy đủ các nhóm, chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ từ lúc còn là bào thai, trẻ đang bú mẹ đến tuổi đang ăn dặm. Đồng thời, hướng dẫn cho chị em cách lựa chọn thực phẩm an toàn, bảo đảm vệ sinh, nhóm thực phẩm giàu năng lượng sẵn có để chế biến... Nhờ những cách làm như vậy, kiến thức về dinh dưỡng của người dân, đặc biệt là phụ nữ người dân tộc thiểu số đã được nâng lên đáng kể.

 

Ông Quách Công Sựn cho biết thêm: Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em là trách nhiệm của mỗi người dân, từng gia đình và toàn xã hội, chung sức, đồng lòng, thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng dân số.  

 

   

                                                                  Hồng Dung

                                                               (Trung tâm TTGDSK Hòa Bình)

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục